TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2012
Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy sử dụng mô hình có tác động cố định, với dữ liệu bảng của 65 quốc gia trong khoảng thời gian 2008-2012. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 3 (2016) 10-17 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2012 Hoàng Khắc Lịch** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy sử dụng mô hình có tác động cố định, với dữ liệu bảng của 65 quốc gia trong khoảng thời gian 2008-2012. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với quy mô chi tiêu công. Ngoài ra, bài viết cũng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của các yếu tố khác tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, cụ thể bao gồm: tác động của chu kỳ kinh tế thông qua biến GDP trễ một kỳ, đầu tư, giáo dục, kỳ vọng sống, tiết kiệm, tỷ lệ sinh, lực lượng lao động, thương mại, thuế và chỉ số hội nhập. Nhận ngày 2 tháng 12 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 7 tháng 9 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Từ khóa: Chi tiêu công, tăng trưởng, khủng hoảng, dữ liệu bảng, tác động cố định. 1. Giới thiệu * cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tổng quy mô chi tiêu công, với 29% ủng hộ quan điểm mở rộng quy mô chính phủ sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng, 17% cho rằng ngược lại và hơn một nửa số nghiên cứu không thể kết luận được. Sự không thống nhất trong kết quả xuất phát từ việc một số nghiên cứu chỉ tập trung vào nhóm quốc gia giàu, trong khi số khác lại tìm hiểu về các quốc gia nghèo hoặc gộp tất cả lại. Đối với các nghiên cứu chỉ tập trung vào một nhóm quốc gia có chung một vài đặc điểm nào đó, các phát hiện có vẻ thống nhất hơn. Điều đó là vì tính chất chi tiêu công ở mỗi nền kinh tế đều có những đặc thù riêng, bị chi phối bởi một vài đặc điểm nhất định (ví dụ như trình độ phát triển, chế độ chính trị, thể chế, vị trí địa lý ). Trong khi các phát hiện về tác động của tổng quy mô chi tiêu công không thống nhất với nhau, thì những nghiên cứu về các yếu
đang nạp các trang xem trước