TAILIEUCHUNG - Ứng dụng viễn thám và Gis trong thành lập bản đồ thảm phủ lưu vực Srepok vùng Tây Nguyên
Bài viết Ứng dụng viễn thám và Gis trong thành lập bản đồ thảm phủ lưu vực Srepok vùng Tây Nguyên trình bày quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo lưu vực sông là xu thế tất yếu để tiến tới quản lý và sử dụng bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên được quản lý theo đơn vị hành chính nên thông tin và số liệu nằm rải rác ở nhiều nơi,. . | Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 5: 734-743 Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 5: 734-743 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ THẢM PHỦ LƯU VỰC SREPOK VÙNG TÂY NGUYÊN Nguyễn Thị Ngọc Quyên1*, Nguyễn Công Tài Anh1, Bùi Tá Long2, Nguyễn Kim Lợi3 1 Đại học Tây Nguyên, 2Đại học Bách Khoa, 3Đại học Nông Lâm Email*: ngocquyendhtn@ Ngày gửi bài: Ngày chấp nhận: TÓM TẮT Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo lưu vực sông là xu thế tất yếu để tiến tới quản lý và sử dụng bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên được quản lý theo đơn vị hành chính nên thông tin và số liệu nằm rải rác ở nhiều nơi, chất lượng khác nhau và không sẵn sàng chia sẻ gây ra khó khăn trong công tác nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của nghiên cứu là ứng dụng tư liệu viễn thám kết hợp với GIS xây dựng bản đồ thảm phủ nhằm chính xác hóa tư liệu đầu vào, phục vụ cho các nghiên cứu được tiến hành trên lưu vực Srepok. Quá trình phân tích và phân loại có kiểm định trên ảnh Landsat 8 OLI lưu vực Srepok năm 2015 cho kết quả tốt với chỉ số Kappa trên 0,69 và độ chính xác toàn cục 73,53%. Kết quả, bản đồ thảm phủ khu vực nghiên cứu được thành lập với 7 lớp khác nhau gồm rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao, cây lâu năm, cây hàng năm, đất chuyên dùng và mặt nước. Từ khóa: Bản đồ thảm phủ, GIS, Landsat 8, lưu vực Srepok, viễn thám. Application of Remote Sensing and Geographical Information System in Mapping Land Cover of Srepok Watershed in Central Highland ABSTRACT Management of natural resources in accordance with river basin is an indispensable trend towards sustainable resource management and use. However, in Vietnam, the resources are managed based on administrative boundaries. Therefore, the information and data are scattered in many places with different quality and not willing to be shared, making them unavailable for scientific research. In the present study, remote sensing combined with .
đang nạp các trang xem trước