TAILIEUCHUNG - Các chính sách bảo tồn văn hóa của Nhật Bản hiện nay

Nội dung bài viết giới thiệu khái quát về các chính sách bảo tồn văn hóa và hiện trạng của việc bảo tồn ở Nhật Bản, việc xây dựng hệ thống chính sách bảo tồn, hệ thống quản lý ngân sách, phương thức bảo tồn đảm bảo sự hài hòa của các công trình phát triển, kết hợp giữa truyền thống và hiện tại, xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn, | Cỏc chớnh sỏch bảo tồn văn húa của Nhật Bản hiện nay L−u Thị Thu Thủy(*) Tóm tắt: Nhật Bản là một trong những nước bảo tồn được gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống, và là một trong những nước đầu tiên ở châu á cũng như trên thế giới quan tâm đến vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa. Nội dung bài viết giới thiệu khái quát về các chính sách bảo tồn văn hóa và hiện trạng của việc bảo tồn ở Nhật Bản, việc xây dựng hệ thống chính sách bảo tồn, hệ thống quản lý ngân sách, ph−ơng thức bảo tồn đảm bảo sự hài hòa của các công trình phát triển, kết hợp giữa truyền thống và hiện tại, xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn, Từ khóa: Di sản văn hóa, Chính sách bảo tồn văn hóa, Văn hóa dân tộc, Văn hóa vật thể, Văn hóa phi vật thể, Nhật Bản I. Một số luật liên quan đến bảo tồn văn hóa của Nhật Bản Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa của Nhật Bản có từ lâu đời và luôn gắn liền với các chính sách, bộ luật. Từ năm Minh Trị thứ t− (1871), Thái Chính Cung đã chấp nhận kiến nghị của Viện Đại học ban hành Ph−ơng sách bảo tồn cổ vật (古器旧物保存方). Đây là văn kiện đầu tiên mang tính hành chính nhà nước, liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của Nhật Bản. ( Năm 1888, Nhật Bản thành lập Cục Điều tra và Bảo tồn Bảo vật Quốc gia lâm thời (臨時全国宝物取調局). Năm 1897, Nhật Bản tiến hành điều tra bảo vật quốc gia trên cả nước, kết quả cho ThS., Viện Thông tin khoa học xã hội; Email: luuthuthuy76@. (∗) thấy có cổ vật gồm các loại: văn kiện cổ, tranh ảnh, điêu khắc, th− pháp, đồ nghệ thuật và thủ công truyền thống (中村賢二郎, 2007年). Đây là những tài sản quý của quốc gia, nên cần được bảo tồn. Năm 1898, Chính phủ đã tiếp tục ban hành Luật Bảo tồn di tích chùa chiền cổ (古社寺保存法). Năm 1919, Luật Bảo tồn di tích lịch sử và danh thắng thiên nhiên (史蹟名勝天然 紀念物保存法) được ban hành. Tiếp theo vào năm 1929, Luật Bảo tồn bảo vật quốc gia (国宝保存法) được thực thi trên khắp Nhật Bản. Đây có thể coi là bộ luật bảo tồn di sản rất quan trọng của Nhật Bản, làm cơ sở cho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.