TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sinh thái nhân văn làng nghề sản xuất chè Shan Tuyết tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
Nghiên cứu được thực hiện làng nghề sản xuất chè Shan Tuyết tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Hệ sinh thái nhân văn nơi đây có quá trình phát triển rất điển hình cho các vùng miền núi cao Tây Bắc. nội dung nghiên cứu này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 267-273 Nghiên cứu sinh thái nhân văn làng nghề sản xuất chè Shan Tuyết tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Nguyễn Thị Phương Loan* Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 6 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện làng nghề sản xuất chè Shan Tuyết tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Hệ sinh thái nhân văn nơi đây có quá trình phát triển rất điển hình cho các vùng miền núi cao Tây Bắc. Từ một hệ thống kín, tự sản tự tiêu, nhưng nhờ vào sự xuất hiện của hàng loạt yếu tố mới từ bên ngoài, cùng với những vận động của hệ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hệ sinh thái nhân văn này đã nhanh chóng đổi mới, tăng tính mở, cập nhật, ứng dụng được các kỹ thuật trồng và chế biến chè đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản phẩm chè Shan Tuyết của làng nghề đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của sản phẩm sạch hữu cơ, năng suất búp tươi đạt 4-5 tấn/ha/năm. Nghề sản xuất chè Shan Tuyết đã tạo ra được hoàng loạt việc làm trong các công đoạn trồng, chăm sóc vườn chè, hái chè, sao chè, thu hái và bán củi, góp phần giúp người dân địa phương tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và tính chi phí lợi ích kinh tế. Kết quả đã tính được hiệu quả kinh tế của từng công đoạn sản xuất chè Shan Tuyết, và đi đến kết luận là do giá bán chè xanh thành phẩm chưa cao, nên lợi nhuận của người trồng chè, chế biến và kinh doanh chè đều chưa cao. Từ khóa: Sinh thái nhân văn, chè Shan Tuyết, Nà Chì - Xín Mần - Hà Giang. 1. Mở đầu* tiên vào năm 1885. Sự phù hợp của điều kiện tự nhiên ở Hà Giang đến cây chè Shan đã được nghiên cứu và khẳng định trong nhiều nghiên cứu [1 - 3]. Những năm gần đây, Hà Giang đã có nhiều nỗ lực từng bước đưa chè Shan thành một loại cây trồng mũi nhọn của địa phương, giúp phát triển
đang nạp các trang xem trước