TAILIEUCHUNG - Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Hữu Lạc

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Những quy định chung, vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc phòng chống tham nhũng, các biện pháp phòng, chống tham nhũng,. | CHƯƠNG VI THAM NHŨNG, PHÒNG VÀ CHỐNG THAM NHŨNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Khái niệm chung về tham nhũng Theo Ðiều 1 Luật phòng chống tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi. 2. Ðặc điểm của hành vi tham nhũng - Phải được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn. Chức vụ quyền hạn mà chủ thể của hành vi tham nhũng có được có thể do được bầu cử, do được bổ nhiệm, do hợp đồng - Người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tập thể và công dân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. - Động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi (cá nhân hay đơn vị mình) Theo Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tham nhũng là sự "lạm dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân". Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) cho rằng, tham nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân". Ở Việt Nam, Văn bản pháp luật sớm nhất của Nhà nước sử dụng thuật ngữ “tham nhũng”, quy định việc xử lý hành vi tham nhũng là Quyết định Số 240-HĐBT, ngày 26 tháng 6 năm 1990 về đấu tranh chống tham nhũng của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) và Nghị quyết của Quốc Hội ngày 30 tháng 12 năm 1993 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu * Khoản 3 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định "Người có chức vụ, quyền hạn" bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.