TAILIEUCHUNG - Chức năng giám sát của hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay
Bài viết giới thiệu hội đồng nhân dân trong tổ chức bộ máy Nhà nước ở Việt Nam và vai trò hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở phân tích đó, bài viết đề xuất biện pháp để bảo đảm hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân có chất lượng, hiệu quả. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 11, pp. 83-89 This paper is available online at CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lê Thị Tươi1 Tóm tắt. Hội đồng nhân dân là cầu nối giữa trung ương và địa phương trong việc thực thi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương và là nơi trực tiếp quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Giám sát là một trong các chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân. Thông qua việc thực hiện chức năng giám sát, Hội đồng nhân dân tổ chức và thực hiện có hiệu quả Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Đồng thời qua giám sát, Hội đồng nhân dân các cấp có cơ sở thực tiễn để thực hiện tốt hơn chức năng ban hành Nghị quyết và quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Giám sát, Hội đồng nhân dân. 1. Vị trí của Hội đồng nhân dân trong tổ chức bộ máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Theo Khoản 1, Điều 113, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Trong hệ thống Hội đồng nhân dân các cấp, mỗi cấp Hội đồng nhân dân lại có một vị trí, vai trò quan trọng khác nhau, Hội đồng nhân dân (đặc biệt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) là cầu nối giữa trung ương và địa phương trong việc thực thi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương và là nơi trực tiếp quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế -
đang nạp các trang xem trước