TAILIEUCHUNG - Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của thực quản barrett
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của thực quản Barrett. Nghiên cứu tiến hành trên 83 bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ thực quản barrett qua nội soi. Xác định CSR bằng phương pháp nhuộm alcian blue pH 2,5. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA THỰC QUẢN BARRETT Lê Đình Quang*, Trần Kiều Miên*, Nguyễn Thuý Oanh** TÓM TẮT Mở đầu: Thực quản Barrett là tổn thương tiền ung thư. Theo y văn ghi nhận tần suất thực quản Barrett ở các quốc gia phương Tây cao hơn ở các quốc gia Châu Á. Trong thập niên gần đây, người ta quan sát thấy sự thay đổi đáng kể trong tần suất bệnh thực quản Barrett và ung thư biểu mô tuyến thực quản. Riêng tại Việt Nam, thực quản Barrett vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức và hầu hết được chẩn đoán dựa trên hình ảnh nội soi nghi ngờ. Với xu thế hội nhập thế giới về nhiều mặt như kinh tế, văn hoá, xã hội và sự thay đổi lối sống sẽ làm gia tăng tần suất mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và chắc hẳn có tác động mạnh đến tần suất thực quản Barrett trong dân chúng. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của thực quản Barrett. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 83 bệnh nhân có tổn thương nghi ngờ thực quản Barrett qua nội soi. Xác định CSR bằng phương pháp nhuộm Alcian blue pH 2,5. Kết quả: 54,2% trường hợp chuyển sản biểu mô trụ (trong đó 19,3% CSR, 6% chuyển sản loại tế bào đáy vị, 28,9% chuyển sản loại tế bào tâm vị). Về lâm sàng: tuổi trung bình 47,5 ± 14,18; nam ưu thế hơn nữ (2,21/1); bệnh nhân có triệu chứng trào ngược điển hình không cao (31,2% nóng rát sau xương ức, 12,5% cảm giác chua trong miệng, 12,5% ợ trớ). Về nội soi: Dạng dải chiếm ưu thế (87,5%); Đoạn ngắn chiếm 81,2%; không có thoát vị hoành; 43,75% viêm thực quản và 50% nhiễm Hp. Về mô bệnh học: tỉ lệ nghịch sản nhẹ chiếm 12,5% và chỉ ghi nhận nghịch sản ở nhóm thực quản Barrett đoạn ngắn. Nhóm bệnh nhân thực quản Barrett CSR (+) có thói quen uống rượu và triệu chứng đau sau xương ức nhiều hơn nhóm bệnh nhân thực quản Barrett CSR (-) (với p lần lượt là 0,015 và 0,047). Không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ nghịch sản giữa nhóm thực quản Barrett CSR (+) và nhóm thực .
đang nạp các trang xem trước