TAILIEUCHUNG - Bài giảng Ngữ văn - Bài: Việt Bắc
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tác phẩm Việt Bắc, tác giả Tố Hữu, kết cấu chung của bài thơ, vẻ đẹp của quê hương Việt Bắc,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | ( Phần 2: Tác phẩm) VIỆT BẮC Tố Hữu (Trích) I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết. Hòa bình lập lại ở miền Bắc. - Tháng 10 - 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội để tiếp tục lãnh đạo cách mạng. - Nhân sự kiện thời sự trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ "Việt Bắc" để thể hiện tình nghĩa sâu nặng của những người cán bộ, chiến sĩ về xuôi với quê hương cách mạng. 2. Kết cấu chung của bài thơ: - Toàn bộ bài thơ gồm 150 câu thơ lục bát và được chia làm hai phần: + 90 câu đầu: Tình cảm thủy chung son sắt của những người cán bộ về xuôi với quê hương cách mạng thông qua nỗi nhớ da diết. + 60 câu sau: Sự gắn bó giữa miền ngược với miền xuôi và ước mơ về một Việt Bắc sẽ được xây dựng trong tương lai. Hát giao duyên "Mình về ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ" - Bài thơ được viết theo kiểu đối đáp nam - nữ, phỏng theo lối hát giao duyên của dân ca. 3. Vị trí đoạn trích: Thuộc 90 câu đầu của bài thơ. II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Sắc thái tâm trạng và lối đối đáp của nhân vật trữ tình: - Đoạn thơ đầu là 2 câu hỏi của người ở lại: “Mình về, . nhớ nguồn” + Kiểu xưng hô mình – ta : ngọt ngào, đầy yêu thương. + Điệp ngữ: “Mình về, mình có nhớ ”: âm điệu ray rứt, băn khoăn. a. Sắc thái tâm trạng : * Nỗi niềm của người ở lại: + “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”: Đây là cuộc chia tay của những người đã từng gắn bó suốt "mười lăm năm" (1941 – 1954) một chặng đường dài với biết bao kỉ niệm ân tình, cùng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi. + Những hình ảnh “cây – núi, sông – nguồn”: tiêu biểu cho núi rừng Việt Bắc – cái nôi của cách mạng, nuôi dưỡng người cán bộ. - Đoạn thơ với nhiều câu hỏi liên tiếp: “Mình đi, có nhớ , Mình về, có nhớ , Mình về, còn nhớ , Mình đi, mình có nhớ ” là cảm xúc dâng trào, diễn tả nỗi niềm day dứt khôn nguôi của người ở lại. => Tình cảm chân thành, sâu sắc của đồng bào Việt Bắc. - Đoạn thơ thứ hai là lời đáp lại của
đang nạp các trang xem trước