TAILIEUCHUNG - Xây dựng chương trình xác định tọa độ màu của ánh sáng phát quang bằng ngôn ngữ lập trình C
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng chương trình xác định tọa độ màu của ánh sáng phát quang bằng ngôn ngữ lập trình C. Sau khi tính toán giá các trị tọa độ màu chương trình có thể hiển thị nhiều kết quả trên cùng một giản đồ màu | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 1 (2015) XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ MÀU CỦA ÁNH SÁNG PHÁT QUANG BẰNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# Lê Văn Tuất*, Đoàn Nhật, Đỗ Thanh Tiến Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: tuatlevan@ TÓM TẮT Chương trình xác định giá trị tọa độ màu của ánh sáng phát quang dựa trên ngôn ngũ lập trình C# đã được xây dựng và đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra. Sau khi tính toán giá các trị tọa độ màu chương trình có thể hiển thị nhiều kết quả trên cùng một giản đồ màu. Cụ thể, ánh sáng phát quang từ vật liệu thủy tinh phốt phát pha tạp Tb (PCN:Tb) có tọa độ màu x=, y=; từ vật liệu pha tạp Eu (PCN:Eu) là x=, y=; từ vật liệu đồng pha tạp Eu, Tb (PCN:Eu,Tb) là x=, y=; x=, y= và x=, y= tương ứng với nồng độ Eu,Tb: ( - ), ( - ) và ( ). Từ đó có thể thực hiện sự điều chỉnh thích hợp cho quy trình chế tạo để thu được vật liệu phát ánh sáng có màu sắc mong muốn. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đó. CIExyY1931, phát quang, tọa độ màu. 1. MỞ ĐẦU Ánh sáng khả kiến hay ánh sáng trông thấy là thuật ngữ chỉ các bức xạ điện từ nằm trong vùng quang phổ mà mắt người bình thường có thể cảm nhận được (có bước sóng trong khoảng 400nm-700nm). Đó là tập hợp vô số bức xạ điện từ đơn sắc, khi tác động lên mắt từng bức xạ đó gây cảm giác màu sắc khác nhau. Các bức xạ đó tồn tại không phụ thuộc vào thị giác của con người và tự nó không có tính chất gọi là màu sắc, màu sắc chỉ xuất hiện khi bức xạ tác động vào mắt. Như vậy, màu sắc là một thuộc tính của bức xạ được đánh giá theo sự tác động của bức xạ đối với mắt người và đó không phải là đại lượng vật lý hoàn toàn khách quan, không thể đo màu sắc của ánh sáng khi tách rời khỏi mắt người quan sát [1, 2, 3, 4]. Sự cảm nhận ánh sáng xuất phát từ cấu tạo tự nhiên của mắt, hiện nay ta xác nhận rằng cơ quan cảm nhận ánh sáng của mắt người là võng mạc, cấu tạo bởi hai nhóm
đang nạp các trang xem trước