TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội: Tư tưởng về đạo đức người cầm quyền của Nho giáo với việc xây dựng đạo đức cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về đạo đức người cầm quyền và thực trạng đạo đức người cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng, luận văn đề xuất các giải pháp để vận dụng những giá trị tích cực của quan niệm Nho giáo về đạo đức người cầm quyền vào việc xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng giai đoạn hiện nay | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HUY HỢI TƯ TƯỞNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CẦM QUYỀN CỦA NHO GIÁO VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN NGỌC ÁNH Phản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN TẤN HÙNG Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN THANH Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung Hoa có lịch sử văn hóa lâu đời, là chiếc nôi của nền văn minh phương Đông và nó còn hàm chứa bao giá trị tinh thần bí ẩn, độc đáo và hữu ích. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh nhân loại, trong số đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng rất lâu đời và sâu sắc của nền văn hoá Trung Hoa cổ đại. Đặc biệt là quan niệm của Nho giáo về đạo đức nói chung, về đạo đức của người cầm quyền nói riêng. Luồng tư tưởng ấy đã được sử dụng chủ đạo trong kiến trúc thượng tầng xã hội thời kỳ phong kiến. Đến hôm nay, nó vẫn còn tồn tại hiện hữu và tiếp tục tác động trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Bước vào công cuộc toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và thực hiện thể chế kinh tế thị trường, nước ta đang có bước chuyển mình quan trọng. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Song chúng ta cũng đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại về mặt đạo đức xã hội. Sự xuống cấp về đạo đức không những ở trong nhân dân mà còn ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, đảng viên. Đảng ta đã nhận định rằng: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.