TAILIEUCHUNG - Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở nước ta - Thực trạng và giải pháp
Lễ hội có một giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc, bởi nó mang đậm những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt. Chính vì thế, cần phải trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội như một việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. | DBM=MA>I@MJMI@MJM;IMJM) M 9 ]e .M"`LG^MH -LGMK EMnjLM#,M K CM 9BEMA8KqEM# LK@MJM;IMJMpLK:M0G9+(LM8Kl. đời sống xã hội, sáng tạo và làm phong phú hơn những mô hình mới phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để công tác tổ chức và quản lý lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế - văn hóa du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, chúng tôi nhận thấy, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội; chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử, văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thứ hai, cần tính toán, cân nhắc, có kế hoạch chi tiết, cụ thể về mở lễ hội. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và có các bước thể nghiệm để định hình các nghi lễ và các hoạt động hội, đặc biệt là các loại hình “lễ hội mới”. Chính quyền địa phương các cấp cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các dịch vụ, các hoạt động vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hóa trong các hoạt động này, không để nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, đánh mất bản sắc văn hóa và mục đích tốt đẹp của lễ hội. Khai thác nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân đóng góp cho việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến lễ hội; khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư, tôn tạo các di tích và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội lớn để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên. Sử dụng nguồn thu từ lễ hội đúng mục đích, phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ .
đang nạp các trang xem trước