TAILIEUCHUNG - Phân tích và thiết kế dầm bê tông cốt thép chịu uốn trên tiết diện nghiêng theo ACI 318, Eurocode 2 và TCVN 5574:2012
Với mục đích trình bày một cách rõ ràng hơn về ứng xử cắt dầm BTCT cho sinh viên, kỹ sư, nhà thiết kế, nhiều nghiên cứu cơ bản về ứng xử của dầm BTCT đã được tổng kết. Bài báo này sẽ giới thiệu một trong số các tổng kết đó: So sánh cách thiết kế cốt thép đai theo 3 tiêu chuẩn 5574, ACI và EC2. | QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU UỐN TRÊN TIẾT DIỆN NGHIÊNG THEO ACI 318, EUROCODE 2 VÀ TCVN 5574:2012 TS. PHÙNG NGỌC DŨNG Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh ThS. LÊ THỊ THANH HÀ Đại học Kiến trúc Hà Nội Tóm tắt: Ứng xử cắt của dầm bê tông cốt thép (BTCT) với vết nứt hình thành trên tiết diện nghiêng là hiện tượng phức tạp. Việc thiết kế dầm chịu lực cắt trong các tiêu chuẩn đều dựa nhiều trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Với mục đích trình bày một cách rõ ràng hơn về ứng xử cắt dầm BTCT cho sinh viên, kỹ sư, nhà thiết kế, nhiều nghiên cứu cơ bản về ứng xử của dầm BTCT đã được tổng kết. Bài báo này sẽ giới thiệu một trong số các tổng kết đó: so sánh cách thiết kế cốt thép đai theo 3 tiêu chuẩn 5574, ACI và EC2. 1. Giới thiệu Trong bài báo này, dựa trên sự tổng kết nghiên cứu của nhiều tác giả, ứng xử của dầm BTCT chịu uốn và cắt sẽ được giới thiệu, sau đó một số vấn đề thiết kế cơ bản cho dầm BTCT có và không có cốt thép đai thẳng đứng theo ba tiêu chuẩn 5574, ACI và EC2 sẽ được tổng kết. Sự giống nhau và khác nhau về cách thiết kế cốt thép đai của ba tiêu chuẩn này cũng sẽ được trình bày. Các ví dụ và yêu cầu về cấu tạo sẽ được trình bày ở bài báo tiếp theo. 2. Sự làm việc của dầm BTCT chịu uốn và cắt Sự làm việc của dầm đàn hồi đồng chất đẳng hướng chịu uốn và cắt Sự làm việc của dầm đàn hồi đồng chất đẳng hướng chịu uốn và cắt đã được trình bày kỹ trong nhiều tài liệu [1,5,6,7]. Để giải thích sự làm việc của dầm làm bằng BTCT, vật liệu không đồng chất và đẳng hướng, ứng xử của dầm đơn giản bằng vật liệu đồng chất, đẳng hướng có khả năng chịu kéo, nén và cắt đều lớn, chịu tải trọng phân bố đều (hình 1), sẽ được trình bày. Nếu vật liệu là đàn hồi, ứng suất tiếp và pháp tại bất kỳ điểm nào trên một tiết diện ngang (có lực cắt khác không) có thể được xác định từ hai công thức của sức bền vật liệu [1]: v VQ Ibw Tạp chí KHCN Xây dựng - số 3/2014 (1) f và My I (2) trong đó: và f là giá trị ứng suất tiếp và ứng
đang nạp các trang xem trước