TAILIEUCHUNG - Về chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp xưa và nay
ừ cái nhìn so sánh, bài viết đi tìm những giá trị của chợ Phụng Hiệp xưa, đồng thời bước đầu nhận diện những ưu thế cũng như hạn chế của việc di dời chợ nổi Ngã Bảy trong cuộc sống hiện nay. . | Khoa học Xã hội & Nhân văn 27 VỀ CHỢ NỔI NGÃ BẢY – PHỤNG HIỆP XƯA VÀ NAY NGA BAY - PHUNG HIEP FLOATING MARKET IN THE PAST AND TODAY Phạm Văn Diệp1 Tóm tắt Abstract Nam Bộ có nhiều chợ nổi, nhưng có thể nói, về quy mô, sự sung túc cũng như danh thế thì không chợ nào bằng chợ Ngã Bảy - Phụng Hiệp. Sau 100 năm ra đời và phát triển, vào đầu thế kỷ thứ XXI (2001), Uỷ ban Nhân dân huyện Phụng Hiệp quyết định dời chợ nổi Ngã Bảy đến địa điểm khác là vàm kinh Ba Ngàn (xã Đại Thành), cách chợ Ngã Bảy cũ 3 km về hướng sông Hậu. Cũng từ đây, danh xưng chợ nổi Ba Ngàn xuất hiện. There are a variety of floating markets in the South of Viet Nam but Nga Bay-Phung Hiep Floating Market is the most well-known by its size and wealth. After 100 years of establishment and development at the beginning of the 21st century (2001), Phung Hiep District People’s Committee decided to move Nga Bay Floating Market to Ba Ngan rivulet (Dai Thanh), 3kms far away from the old market towards the Hau river. Since then, Ba Ngan Floating Market has been named. Từ cái nhìn so sánh, bài viết đi tìm những giá trị của chợ Phụng Hiệp xưa, đồng thời bước đầu nhận diện những ưu thế cũng như hạn chế của việc di dời chợ nổi Ngã Bảy trong cuộc sống hiện nay. Từ khóa: Chợ nổi, chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp, chợ nổi Ba Ngàn. 1. Dẫn nhập1 Chợ nổi Ngã Bảy - Phụng Hiệp xưa (thuộc ấp Châu Thành A, thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được tụ họp trên vị trí đắc địa của bảy ngã kinh: Cái Côn, Lái Hiếu, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Mương Lộ, Xẻo Vông, Xẻo Môn, Mang Cá. Đặc biệt, đây là nơi sinh hoạt nhộn nhịp về mặt giao thông, giao thương và giao lưu giữa người Lục tỉnh; là chợ đầu mối, thu hút khối lượng lớn hàng hóa và cung ứng cho các nơi có nhu cầu. Hàng hóa rất đa dạng phong phú, được lực lượng thương hồ, thương lái, nông dân cung ứng phục vụ nhu cầu cho ngày thường cũng như lễ tết. Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng cho biết: “Thời mới hình thành chợ nổi Phụng Hiệp từ năm trăm đến ba trăm chiếc mỗi ngày” .
đang nạp các trang xem trước