TAILIEUCHUNG - Đánh giá kết quả điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay ở người cao tuổi bằng kết hợp xương nẹp vít
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay ở BN cao tuổi bằng kết hợp xương nẹp vít, sau đó rút ra nhận xét về chỉ định. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN CỔ PHẪU THUẬT XƢƠNG CÁNH TAY Ở NGƢỜI CAO TUỔI BẰNG KẾT HỢP XƢƠNG NẸP VÍT Đặng Hoàng Anh* TÓM TẮT 31 bệnh nhân (BN) bị gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay (GCPTXCT), > 60 tuổi, được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít tại Bệnh viện 103, từ 01 - 2007 đến 07 - 2012. Kiểm tra 27 BN với thời gian theo dõi trung bình 17,1 ± 8 tháng. Kết quả sau mổ: 100% BN liền xương, trong đó 12 BN liền xương không di lệch, 14 BN liền xương di lệch ít và 1 BN liền lệch nhiều. Mật độ xương: 21/27 BN có chỉ số T - 2,5. Kết quả chung: tỷ lệ tốt và rất tốt đạt 92,6%; trung bình 7,4%. Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị GCPTXCT ở người cao tuổi (NCT) cho kết quả khả quan, tuy nhiên đối với những người có tình trạng thưa loãng xương nặng (chỉ số T . The clinical results were graded as excellent and good in , fair in . In conclusion, treating proximal humerus fractures in the elderly by internal fixation with plate showed the good result, however, this technique should be considered for severe osteoporosis patients because of the secondary displacement after internal fixation. * Key words: Proximal humerus fractures; Fixation with plate; The elderly. ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay chiếm 4 - 5% gãy xương và khoảng 32% gãy xương cánh tay. GCPTXCT gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở NCT và thiếu niên. Nguyên nhân chính là do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động. Loãng xương thường xảy ra ở NCT, hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng này là gãy xương. Gãy đầu trên xương cánh tay ở NCT, một phần là do tình trạng loãng xương gây nên. Để đánh giá tình trạng loãng xương, người ta đánh giá mật độ xương bằng chỉ số T (tính bằng công thức: T = (iMĐX - mMĐX)/SD). Khi T ≤ - 2,5 được gọi là loãng xương. * Bệnh viện 103 Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Trần Đình Chiến PGS. TS. Phạm Đăng Ninh 1 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 Có nhiều cách phân loại gãy
đang nạp các trang xem trước