TAILIEUCHUNG - Một phương pháp nghiên cứu ngưỡng mưa nhằm cảnh báo trượt lở đất
Theo kinh nghiệm của các nhà khoa học Mỹ và châu Âu sử dụng ngưỡng mưa để cảnh báo sạt lở, trong bài báo này, tác giả cố gắng thiết lập ngưỡng mưa sơ bộ gây ra lở đất ở tỉnh Hà Giang, trên cơ sở các công trình thực địa (2006-2008), báo cáo về các mối nguy hiểm tự nhiên của địa phương và dữ liệu lượng mưa của các máy đo mưa chính của tỉnh trong giai đoạn này năm 2000-2008. | Tạp chí Các khoa học về trái đất 32(2), 97-105 6-2010 MộT PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU NGƯỡNG MƯA NHằM CảNH BáO TRƯợT Lở ĐấT Lê Đức An I. Mở đầu Hàng năm vào mùa m−a vùng đồi núi Việt Nam thường chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do trượt lở đất (TLĐ) và lũ bùn đá (LBĐ), được phản ánh thường xuyên trên báo chí, cũng như trong các báo cáo chính thức của các địa ph−ơng. Tai biến TLĐLBĐ xẩy ra ở H−ơng Sơn, Hà Tĩnh ngày 19-20/9/ 2002 làm 53 người chết, 111 người bị th−ơng, thiệt hại trên 800 tỷ đồng. TLĐ và LBĐ kinh hoàng ngày 18-19/7/2004 tại các xã Du Già, Du Tiến (Yên Minh, Hà Giang) đã cướp đi sinh mạng của 45 người cùng 16 người bị th−ơng và xẩy ra ngày 13/9/2004 tại Phìn Ngan (Bát Xát, Lào Cai) đã làm 23 người chết. Tính riêng tại tỉnh Hà Giang trong vòng 5 năm, từ 2001 đến 2005 TLĐ-LBĐ và các thiên tai khác đã làm 109 người chết, 114 người bị th−ơng, 500 ngôi nhà bị trôi, sập, vùi lấp, hàng ngàn nhà cửa khác bị h− hại, trên m3 đất đá trượt lở dọc các đường giao thông, trên các sườn dốc, ha lúa, ngô mất trắng, cùng nhiều công trình thủy lợi bị hủy hoại (theo Ban PCLB&GNTT tỉnh Hà Giang, 3/2006). Nhiều cố gắng nghiên cứu về tai biến địa chất đã được tiến hành trong những năm vừa qua nhằm tìm giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do TLĐ-LBĐ gây nên, trong đó nổi bật là công trình xây dựng bản đồ dự báo nguy cơ TLĐ-LBĐ, lũ quyét cho miền núi Việt Nam của Viện Địa Chất, Viện KH&CN Việt Nam [9]. Riêng về tai biến lũ quyét, Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, phân vùng cảnh báo và đề ra các giải pháp phòng tránh [7] ; Viện cũng đã nghiên cứu lắp đặt thiết bị tự động cảnh báo lũ quyét (thiết bị VH022R) tại nhiều tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang., đến cuối 2007 đã có 90 trạm (trang TTĐT của Viện). Tuy nhiên, vấn đề các thiết bị tự động này báo động theo ng−ỡng m−a nào cho từng địa ph−ơng, và những hiệu quả cụ thể của các trạm cảnh báo này còn ch−a có thông báo chính .
đang nạp các trang xem trước