TAILIEUCHUNG - Phân vị địa tầng mới - Hệ tầng Bình Đại, tuổi Holocen sớm vùng cửa sông ven biển Châu thổ Sông Cửu Long
Hệ tầng Bình Đại được thành lập bằng kết quả phân tích lỗ khoan BT3 của dự án KC09,06 / 06- 10, tại xã Ba Tri - huyện Bình Đại của tỉnh Bến Tre. Trầm tích của hệ tầng Bình Đại đã xác định tuổi Holocen sớm được hình thành ở môi trường cửa sông ven biển (amQ21bd), phân bố bên trong lỗ khoan ở độ sâu từ 34m đến 53m. Hệ tầng Bình Đại (Q22lm) chồng chéo không phù hợp với hệ tầng Long Mỹ (Q23lm) và được bao phủ bởi các trầm tích của hệ tầng Hậu Giang (Q22hg). | Tạp chí Các khoa học về trái đất 32(4), 335-342 12-2010 PHÂN Vị ĐịA TầNG MớI - Hệ TầNG BìNH ĐạI, TUổI HOLOCEN SớM VùNG CửA SÔNG VEN BIểN CHÂU THổ SÔNG CửU LONG Nguyễn Địch Dỹ, Do∙n Đình Lâm, Vũ Văn Hà, Nguyễn Trọng Tấn, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Quảng, Nguyễn Thị Thu Cúc I. Mở ĐầU Kỷ Đệ Tứ là một giai đoạn trong niên đại địa chất, gồm hai thống Pleistocen và Holocen. Theo thang địa tầng Quốc tế xuất bản năm 2008, Đệ Tứ được xem như một kỷ độc lập, với mốc ranh giới mới giữa Neogen và Đệ Tứ là 1,806 BP và ranh giới mới giữa Pleistocen và Holocen là năm BP. Do đó, đề tài sử dụng mốc ranh giới mới giữa Pleistocen và Holocen này (trước đây các nhà địa chất Việt Nam thường sử dụng ranh giới giữa Pleistocen và Holocen là năm BP). Ranh giới Pleistocen và Holocen ở Việt Nam lâu nay cũng đã được nhiều tác giả đề cập tới trong các cuộc hội thảo được tổ chức giữa các nhà địa chất Đệ Tứ với các nhà khảo cổ học và các nhà sinh học. Các nhà địa chất Đệ Tứ Việt Nam gần như thống nhất vạch ranh giới dưới của Holocen theo đáy của hệ tầng Bình Chánh ( Q12−2 bc ) hay hệ tầng Hậu Giang (Q12−2 hg ) ở đồng bằng Nam Bộ (ĐBNB) với mốc năm, nay theo thang địa tầng quốc tế (2008) ghi nhận vào năm BP. Việc nghiên cứu và phân chia địa tầng các thành tạo trầm tích Holocen vùng châu thổ sông Cửu Long được nhiều nhà địa chất đề cập như : Hoàng Ngọc Kỷ (1994), Vũ Đình L−u (2005), Tạ Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập (2004), Nguyễn Địch Dỹ (2004), Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận (2005), Đinh Văn Thuận (2005), Lê Đức An (2004), Nguyễn Huy Dũng, Ngô Quang Toàn (2004), Vũ Văn Vĩnh (2000). Các công trình này đều trình bầy những kết quả nghiên cứu về địa chất, địa hình - địa mạo, môi trường trầm tích, sự thay đổi mực nước biển trong Holocen, kết quả về cổ sinh như Tảo Diatomea, Trùng lỗ, bào tử phấn hoa và tuổi tuyệt đối 14C , trên cơ sở đó đã phác họa khái quát địa tầng Holocen châu thổ sông Cửu Long. Mặt khác, các kết quả đó còn cho phép nhận định xu thế .
đang nạp các trang xem trước