TAILIEUCHUNG - Ebook Vua Gia Long và người Pháp: Phần 1 - NXB Hồng Đức

Phần 1 ebook gồm các chương chính: Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc, giới thiệu bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị, tóm tắt giai đoạn lịch sử 1777-1802, tác phẩm của John Barrow,. chi tiết nội dung tài liệu. | Ebook miễn phí tại : Chương 1: Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu về thời Pháp thuộc hơn, có bộ Việt Nam Pháp thuộc sử 1884-1945 (1961) của Phan Khoang. Các nhà viết sử lớp sau như Phạm Văn Sơn cũng chỉ dựa trên hai cuốn sử này mà viết rộng ra, chứ không có khám phá mới. Trong bài tựa cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820) [Lịch sử hiện đại nước Nam (1592-1820)]của Charles B. Maybon, in năm 1920, Henri Cordier cho biết cuốn sử đầu tiên mà độc giả Pháp được biết về nước Nam là cuốn Cours d’histoire annamite [Giáo trình lịch sử An Nam] của Trương Vĩnh Ký in năm 1875. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, viết xong năm 1919, in lần đầu năm 1920, dưới thời Pháp thuộc, tất nhiên có sự kiểm duyệt của chính quyền thuộc địa. Học giả họ Trần, uyên thâm chữ Nho và chữ Pháp, tuy có đọc những bộ sử của nhà Nguyễn, nhưng ông vẫn đặt niềm tin gần như trọn vẹn vào tài liệu Pháp. Khi nhận định về những lý do của cuộc xâm lăng, Trần Trọng Kim lấy lại ý kiến của các sử gia thuộc địa, cho rằng vì triều đình Huế không chịu canh tân đất nước, áp dụng chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo, diệt đạo, nên người Pháp mới đánh Việt Nam, để cứu giáo dân, giáo sĩ và bảo vệ tự do buôn bán. Phan Khoang đào sâu hơn, tiếc rằng ông cũng vẫn nghiêng theo lối trình bầy sự kiện và cách đánh giá của các sử gia thuộc địa. Nguyễn Thế Anh trong Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970), dùng phương pháp nghiên cứu khoa học hơn, đã đưa ra những khám phá mới, tuy nhiên trong cuốn sách này, ông vẫn chỉ dựa vào tài liệu Pháp. Đến cuốn Monarchie et fait colonial au Việt nam (1875-1925) Le crépuscule d’un ordre traditionnel [Nền quân chủ và vấn đề thuộc địa ở Việt Nam (1875-1925) Ngày tàn của trật tự truyền thống] (L’Harmattan, Paris 1992), ông đã có một thái độ quân bình hơn. Học giả Đào Đăng Vỹ khi viết Nguyễn Tri Phương (1974, Kelton in lại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.