TAILIEUCHUNG - Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Châu Đức
Tham khảo Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Châu Đức để tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Các câu hỏi ôn tập trong đề cương đều có đáp án kèm theo sẽ là tài liệu hay dành cho bạn chuẩn bị tốt cho các kỳ thi kiểm tra học kỳ môn học. | PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHÂU ĐỨC NĂM HỌC: 2017-2018 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 I. YÊU CẦU Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức văn học, tiếng Việt, phương pháp làm bài tập làm văn theo thể loại phù hợp với phương thức biểu đạt nằm trong chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình lớp 8, học kỳ II. II. NỘI DUNG 1. Phần Văn bản: a. Thơ Việt Nam 1900-1945 - Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các bài thơ: Nhớ rừng - Thế Lữ; Quê Hương - Tế Hanh; Khi con tu hú - Tố Hữu; Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường- Hồ Chí Minh. - Thuộc lòng các bài thơ và hiểu nét đặc sắc của từng bài thơ về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tình cảm cách mạng, tấm lòng quí trọng khao khát tự do của con người. b. Nghị luận Việt Nam. - Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm ( đoạn trích) Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn; Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn; Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi; Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp; Thuế máu - Nguyễn Ái Quốc. - Bước đầu hiểu một vài đặc điểm chính của thể loại chiếu, hịch, cáo, tấu. 2. Phần Tiếng Việt. - Các loại câu: + Nhớ các đặc điểm hình thức và các chức năng của câu trần thuật, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu phủ định. + Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt, biểu cảm. Biết nói, viết các loại câu phục vụ những mục đích khác nhau. - Hành động nói - Hội thoại: Nhận biết khái niệm hội thoại - Lựa chọn trật tự từ trong câu: Hiểu tác dụng trật tự từ trong câu. 3. Phần Tập làm văn Phương pháp tạo lập văn bản nghị luận xã hội, nghị luận văn học có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Gợi ý giáo viên tiến hành giảng dạy như sau: 1. Phần Văn bản: a. Nắm tiểu sử tác giả : Về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp văn chương. phẩm ( đoạn trích): Hòan cảnh sáng tác, thể loại, thuộc lòng thơ c. Khi hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm cần lưu ý: + Đối với thể loại thơ trữ tình : Cần xác định các yếu tố nghệ thuật nhịp thơ,
đang nạp các trang xem trước