TAILIEUCHUNG - Kết quả chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2017: ý nghĩa và các vấn đề đặt ra
Bài viết giới thiệu tổng quan về hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và đo lường hiệu quả của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phân tích về chỉ số GII và sau đó làm rõ một số nguyên nhân góp phần đưa Việt Nam tăng 12 bậc và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo trong thời gian tới. | 1 KẾT QUẢ CHỈ SỐ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM NĂM 2017, Ý NGHĨA VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA Hoàng Minh, Nguyễn Võ Hưng, Nguyễn Thị Phương Mai1 Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Bùi Thế Duy Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ Tóm tắt: Ngày 15/6/2017, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố Báo cáo về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index-GII) năm 20172, theo đó, Việt Nam đã vượt 12 bậc so với năm 2016, vươn lên xếp thứ 47/127 quốc gia, nền kinh tế. Bài báo giới thiệu tổng quan về hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và đo lường hiệu quả của hệ hống đổi mới sáng tạo quốc gia, phân tích về chỉ số GII và sau đó làm rõ một số nguyên nhân góp phần đưa Việt Nam tăng 12 bậc và đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo trong thời gian tới. Từ khóa: Đổi mới sáng tạo; Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Chỉ số GII. Mã số: 17081801 1. Hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia và đo lường hiệu quả của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia . Hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia Cách tiếp cận hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) coi ĐMST là trung tâm, là kết quả của học hỏi mang tính tương tác, qua tích lũy, xây dựng năng lực chuyên môn, qua học hỏi dựa trên khoa học và học hỏi dựa trên kinh nghiệm. Tiếp cận hệ thống ĐMST chú trọng đến việc khai thông, tăng cường tương tác giữa các thực thể, phát triển những thể chế hỗ trợ cho tương tác học hỏi, phát triển môi trường thân thiện cho ĐMST, tăng khả năng ứng phó, đáp ứng của hệ thống trước những cơ hội, hoặc những thay đổi. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống ĐMST quốc gia, điển hình là định nghĩa của Freeman (1987), Lundvall (1992) và Nelson (1993), những học giả được coi là đặt nền móng đầu tiên cho nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng ngay từ những nghiên cứu ban đầu về hệ thống ĐMST đã có sự 1 2 Liên hệ tác giả: Báo cáo xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường đại học Cornell .
đang nạp các trang xem trước