TAILIEUCHUNG - Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 9,10 SGK Vật lý 11

Các em đang băn khoăn về cách giải các bài tập trang 9,10 SGK Vật lý 11 thì có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn giải bài tập do sưu tầm và tổng hợp. Với cách trình bày rõ ràng, cụ thể sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững lại kiến thức về điện tích, định luật Cu - lông và hình dung được cách giải bài tập hiệu quả, nhanh chóng. |  A. Tóm tắt lý thuyết Điện tích - Định luật Cu - lông SGK Vật lý 11 1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện. a) Sự nhiễm điện của các vật. Khi cọ xát như vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa, mảnh vải polietilen,. vào dạ hoặc lụa. thì những vật đó có thể hút được những vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông. Ta nói rằng những vật đó đã bị nhiễm điện. Thí dụ : + Cọ xát thủy tinh vào lụa, kết quả là thủy tinh và lụa đều bị nhiễm điện. + Vật dẫn A không nhiễm điện. Khi cho A tiếp xúc với vật nhiễm điện B thì A nhiễm điện cùng dấu với B. + Cho đầu A của thanh kim loại AB lại gần vật nhiễm điện C, kết quả đầu A tích điện trái dấu với C và đầu B tích điện cùng dấu với C. b. Điện tích. Điện tích điểm Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay vật chứa điện tích. Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét. Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm. c. Tương tác điện. Hai loại điện tích + Các điện tích hoặc đẩy nhau, hoặc hút nhau (Hình ). Sự đầy nhau hay hút nhau giữa các điện tích đó là tương tác điện. + Có hai loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).   Các điện tích cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (khác dấu) thì hút nhau. + Hai lực tác dụng vào hai điện tích là hai lực trực đối, cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và đặt vào hai điện tích. 2. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi. a) Định luật Cu-lông. Năm 1785, Cu-lông, nhà bác học người Pháp, lần đầu tiên lập được định luật về sự phụ thuộc của lực tương tác giữa các điện tích điểm (gọi tắt là lực điện hay lực Cu-lông) vào khoảng cách giữa chúng. Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng (Hình ).                 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.