TAILIEUCHUNG - Chơi giữa mùa trăng – Thế giới của cõi mộng và sự huyền diệu
Hàn Mặc Tử là một hồn thơ lạ của phong trào Thơ mới. “Chơi giữa mùa trăng” cũng là thi phẩm mang đậm chất lạ của ông. Nó là cõi giới của huyền diệu, của mộng ảo. Chất lạ hay sự ảo diệu của nó toát lên từ nhan đề: Rõ ràng, mộc mạc nhưng vẫn gợi sự mơ hồ, mông lung; toát lên từ cái nhìn về trăng: một vầng trăng kì ảo;. vấn đề này. | Journal of Science – 2015, Vol. 5 (1), 65 – 72 An Giang University CHƠI GIỮA MÙA TRĂNG – THẾ GIỚI CỦA CÕI MỘNG VÀ SỰ HUYỀN DIỆU Nguyễn Thị Chính1 1 ThS. Trường Đại học Đồng Tháp Thông tin chung: Ngày nhận bài: 29/10/13 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 24/02/14 Ngày chấp nhận đăng: 03/15 Title: Choi giua Mua Trang-A magical world Từ khóa: Hàn Mặc Tử, mùa trăng, huyền ảo, thơ văn xuôi Keywords: Han Mac Tu, moon seasons, fanciful, prose poem ABSTRACT Han Mac Tu is considered one of greatest poets of the Tho Moi variations, in which “Choi giua mua trang” is characterized one due to its magical meanings. Its clarification has been included in its title such as being clear, simple and fantastic and also help the number of audiences imagine what a magical moon is. These clasified characteristics have been shown in the series of Han Mac Tu. TÓM TẮT Hàn Mặc Tử là một hồn thơ lạ của phong trào Thơ mới. “Chơi giữa mùa trăng” cũng là thi phẩm mang đậm chất lạ của ông. Nó là cõi giới của huyền diệu, của mộng ảo. Chất lạ hay sự ảo diệu của nó toát lên từ nhan đề: rõ ràng, mộc mạc nhưng vẫn gợi sự mơ hồ, mông lung; toát lên từ cái nhìn về trăng: một vầng trăng kì ảo; từ một không gian thơ cũng đầy hư ảo, thực - mộng nhập nhòe và cả thể thơ văn xuôi - những câu thơ không chịu nương mình trong khuôn khổ. Thi phẩm thật sự là cõi giới chỉ có trong cảm nhận của riêng Hàn Mặc Tử. 1. Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) mất đã hơn 70 năm nhưng đến nay ông vẫn còn được xem là một hiện tượng thơ kì lạ trên diễn đàn thơ ca Việt Nam hiện đại. Vườn thơ “rộng rinh vô bờ bến” của ông đã đón nhận biết bao lần những người yêu thơ ông tìm đến. Nhưng, dù tiếp cận nó bằng lối ấn tượng, trực giác hay phương pháp khoa học thì nhiều người cũng đã thú nhận, hoặc như Hoài Thanh: “Trời đất này thực của riêng Hàn Mặc Tử ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được” (Hoài Thanh, 2000, ), hoặc như Chu Văn Sơn: “Thơ Hàn Mặc Tử vẫn cứ như một kí tự lạ lùng mà mỗi cách đọc, cách giải được đưa ra .
đang nạp các trang xem trước