TAILIEUCHUNG - Tính chất hóa lý và điện hóa của hệ điện giải trên cơ sở chất lỏng ion bis(trifluoromethanesulfonyl)imidur 1- (2,2,2-trifluoroethyl)-3-methylimidazolium

Để thay thế các hệ điện giải trên cơ sở dung môi hữu cơ có nguy cơ gây cháy nổ, chất lỏng ion bis(trifluoromethanesulfonyl)imidur-1-(2,2,2-trifluoroethyl)-3-methylimidazolium được nghiên cứu để định hướng ứng dụng làm hệ điện giải cho pin sạc lithium. nội dung nghiên cứu. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T5- 2016 Tính chất hóa lý và điện hóa của hệ điện giải trên cơ sở chất lỏng ion bis(trifluoromethanesulfonyl)imidur 1(2,2,2-trifluoroethyl)-3-methylimidazolium Lê Mỹ Loan Phụng Ngô Hoàng Phương Khanh Võ Duy Thanh Trần Văn Mẫn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 09 tháng 06 năm 2016, nhận đăng ngày 02 tháng 12 năm 2016) TÓM TẮT Để thay thế các hệ điện giải trên cơ sở dung môi hữu cơ có nguy cơ gây cháy nổ, chất lỏng ion bis(trifluoromethanesulfonyl)imidur-1-(2,2,2trifluoroethyl)-3-methylimidazolium được nghiên cứu để định hướng ứng dụng làm hệ điện giải cho pin sạc lithium. Tính chất hóa lý, điện hóa của ILs tổng hợp được khảo sát và so sánh với các chất điện giải thương mại và chất lỏng ion trên nền imidazolium và ammonium tứ cấp, các tính chất như: nhiệt độ nóng chảy (Tm), nhiệt độ phân hủy (Tđ), khối lượng riêng, độ nhớt, độ dẫn ion và độ bền oxy hóa khử. Chất lỏng ion bis(trifluoromethanesulfonyl)imidur 1-ethyl-3methylimidazolium có độ bền nhiệt và độ bền oxy hóa lớn hơn so với hệ điện giải thương mại và chất lỏng ion imidazolium, tuy nhiên độ nhớt của chất lỏng ion tăng lên đáng kể. Do vậy, dung môi phân cực hữu cơ ethylene carbonate (EC) được thêm vào chất lỏng ion để cải thiện độ nhớt, độ dẫn điện và tính năng phóng sạc của hệ điện giải. Từ khóa: độ dẫn điện, chất lỏng ion, pin lithium, độ bền oxy hóa, độ nhớt MỞ ĐẦU Hệ điện giải trong pin sạc lithium thương mại chủ yếu gồm hỗn hợp các dung môi carbonate (ethylene carbonate, dimethyl carbonate ) hòa tan với muối lithium LiPF6 (hexafluorophosphat lithium). Đặc điểm của hệ điện giải này là có độ dẫn điện tốt, độ bền oxy hóa khử thích hợp với nhiều loại vật liệu điện cực và đảm bảo tính năng phóng sạc ổn định trong pin. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của hệ dung môi hữu cơ là độc hại, không thân thiện với môi trường, dễ bay hơi, dễ phân hủy nên là nguyên nhân chính dẫn đến cháy nổ trong pin [1]. Để khắc phục nhược điểm này, chất lỏng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.