TAILIEUCHUNG - BSR: Hạt nhân phát triển của ngành công nghiệp lọc hóa dầu trong nước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã vững vàng làm chủ nhiều công nghệ hiện đại, vận hành an toàn tổ hợp lọc - hóa dầu (Nhà máy lọc dầu Dung Quất - công trình trọng điểm quốc gia), góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, xứng đáng là “hạt nhân” của ngành công nghiệp lọc - hóa dầu trong nước. | khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo BSR: Hạt nhân phát triển của ngành công nghiệp lọc hóa dầu trong nước Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Công ty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã vững vàng làm chủ nhiều công nghệ hiện đại, vận hành an toàn tổ hợp lọc - hóa dầu (Nhà máy lọc dầu Dung Quất - công trình trọng điểm quốc gia), góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, xứng đáng là “hạt nhân” của ngành công nghiệp lọc - hóa dầu trong nước. Làm chủ công nghệ hiện đại Phát triển ngành công nghiệp lọc - hóa dầu là chỉ số đánh giá thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia, bởi đây là ngành công nghiệp mũi nhọn, có vai trò nền tảng, với những ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn trong khu vực, nhưng trước đây Việt Nam chỉ tập trung vào việc khai thác và xuất khẩu dầu thô nên giá trị và hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Chính vì thế, phát triển lĩnh vực chế biến sau khai thác dầu khí là nhu cầu cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được xây dựng với công nghệ hiện đại nhất khu vực đông Nam Á, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ USD và đã cho ra dòng sản phẩm đầu tiên vào năm 2009, góp phần đưa Việt Nam từ chỗ chỉ khai thác và xuất khẩu dầu thô thành quốc gia tự sản xuất và đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu xăng - dầu tiêu thụ trong nước. Với một tổ hợp lọc - hóa dầu quan trọng và hiện đại được vận hành theo quy trình khép kín, dầu thô được nhập vào nhà máy để chế biến thông qua hệ thống phao rót dầu một điểm neo (SPM) có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ đến tấn, đường ống dẫn dầu từ phao đến khu bể chứa dầu thô dài khoảng 4,2 km. Dầu thô được bơm vào khu bể chứa gồm 8 bể,
đang nạp các trang xem trước