TAILIEUCHUNG - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa đất nước
Thực tế trong những năm qua cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành, nghề và cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn hiện vẫn còn chậm và còn cách xa so với yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HÓA ĐẤT NƯỚC TƯỜNG MẠNH DŨNG - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Thực tế trong những năm qua cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành, nghề và cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn hiện vẫn còn chậm và còn cách xa so với yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đó là thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Đây là “bài toán khó” cần lời giải thiết thực của các địa phương hiện nay. • Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu lao động, nông thôn,hội nhập, công nghiệp hóa, kinh tế. Những kết quả đạt được Có thể khẳng định, các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu lao động và hỗ trợ kịp thời cho nông dân trong quá trình chuyển dịch sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn. Theo khảo sát, tính theo vùng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề hộ nông thôn từ nông, lâm, thuỷ sản sang các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rõ nét nhất là ở vùng Đông Nam Bộ và sau đó là vùng Đồng bằng sông Hồng. Chính từ chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề theo hướng công nghiệp hóa đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Nhiều địa phương vốn gắn liền với nông nghiệp thì nay cơ cấu lao động cũng có chuyển biến đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp. Có thể nêu điển hình như tỉnh Đồng Nai, năm 2011, cơ cấu kinh tế trên địa bàn công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, dịch vụ 35,2%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 7,5%; tỉnh Bình Dương: công nghiệp 62,2%, dịch vụ 33,7%, nông nghiệp 4,1%; tỉnh Vĩnh Phúc: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 15,6%; công nghiệp - xây dựng 54,8% và dịch vụ 29,6% Ngoài ra, làng nghề nông thôn cũng góp phần chuyển dịch cơ
đang nạp các trang xem trước