TAILIEUCHUNG - Vai trò của kế toán trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam
Khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Hoạt động trong khu vực này đa dạng về thành phần, lĩnh vực cũng như thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, tuy nhiên, công tác kế toán còn nhiều hạn chế, vai trò của kế toán rất mờ nhạt, việc đóng góp cho Nhà nước ở mức thấp. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN TRONG KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ - Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng Khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Hoạt động trong khu vực này đa dạng về thành phần, lĩnh vực cũng như thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, tuy nhiên, công tác kế toán còn nhiều hạn chế, vai trò của kế toán rất mờ nhạt, việc đóng góp cho Nhà nước ở mức thấp. Những điều cần biết về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam Năm 2007, Viện Khoa học Thống kê và đơn vị nghiên cứu phát triển, thể chế và phân tích dài hạn (DIAL) cho rằng, tất cả các doanh nghiệp (DN) không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng ký kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) và không thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đều thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và các hộ kinh doanh chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc khu vực kinh tế chính thức. Dựa vào quan điểm này, khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam bao gồm: - Hộ kinh doanh nhỏ không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (phi chính thức hợp pháp). - Hộ sản xuất kinh doanh theo quy định phải đăng ký nhưng không đăng ký kinh doanh (phi chính thức không hợp pháp). Ngoài ra, thuộc nhóm này còn có các hộ kinh doanh các ngành, nghề ngoài ngành, nghề đăng ký kinh doanh; không ghi chép và không báo cáo tất cả các hoạt động kinh doanh, giấu doanh thu, lợi tức; có thuê lao động nhưng không có hợp đồng lao động, không đăng ký lao động Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 4,7 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho hơn 7 triệu lao động có trình độ thấp nhưng số hộ kinh doanh có đăng ký với cơ quan thuế chỉ là trên 1,6 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh. Khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản: 82 - Tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh là tài sản thuộc chủ .
đang nạp các trang xem trước