TAILIEUCHUNG - Một mình một ngựa và Chuyện của Lý, bước chuyển trong quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng
Một mình một ngựa và Chuyện của Lý được sáng tác vào giai đoạn thứ ba của đường văn Ma Văn Kháng. Những cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người ở hai tiểu thuyết là minh chứng cho tài năng, tâm huyết và hành trình sáng tạo không ngừng của tác giả. Đây cũng là cơ sở quan trọng khiến thế giới nhân vật trong hai tác phẩm tạo được ấn tượng cho độc giả đương đại. | MỘT MÌNH MỘT NGỰA VÀ CHUYỆN CỦA LÝ BƯỚC CHUYỂN TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI CỦA MA VĂN KHÁNG PHÙNG THỊ HẢI YẾN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế BÙI THANH TRUYỀN Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Một mình một ngựa và Chuyện của Lý được sáng tác vào giai đoạn thứ ba của đường văn Ma Văn Kháng. Những cách tân trong quan niệm nghệ thuật về con người ở hai tiểu thuyết là minh chứng cho tài năng, tâm huyết và hành trình sáng tạo không ngừng của tác giả. Đây cũng là cơ sở quan trọng khiến thế giới nhân vật trong hai tác phẩm tạo được ấn tượng cho độc giả đương đại. Từ khóa: Một mình một ngựa, Chuyện của Lý, quan niệm nghệ thuật về con người, nhân vật. 1. MỞ ĐẦU Với nhiều người, tuổi tác thường là gánh nặng, là buông bỏ; nhưng với Ma Văn Kháng, điều này lại minh chứng thuyết phục cho quy luật gừng càng già càng cay. Càng thâm niên trong nghiệp chữ, sáng tác của ông càng đằm chín, càng bộc lộ rõ trách nhiệm với cõi người, cõi nghề, một nỗ lực phi thường để đạt tới “một cái đẹp thật tráng lệ trong văn chương” [2, tr. 195]. Xem cái Đẹp như một Sinh Đạo, cháy bỏng mơ ước tạo ra những chế phẩm văn chương hoàn thiện, toàn mĩ là nguồn lực vô biên để ông thủy chung với nghiệp viết, gần 60 năm cầm bút vẫn là người “học nghề mê mải”, bất chấp mọi nghịch cảnh đời thường: “Cái đẹp, chỉ có nó mới đủ sức đưa ta đi trên con đường sáng tạo thiên lý. Cái Đẹp, chiếm lĩnh được nó là mãn nguyện, là chiến công” [2, tr. 33-34]. Một mình một ngựa và Chuyện của Lý được viết vào lúc nhà văn đã đạt những giải thưởng văn học lớn và tưởng đã phải gác bút vì bạo bệnh. Ra đời trong giai đoạn sáng tác thứ ba của đường văn Ma Văn Kháng, tiếp tục viết về đề tài miền núi Tây Bắc như các tiểu thuyết ở giai đoạn sáng tác trước, nhưng cả hai cuốn sách lại mang đậm yếu tố tự truyện, chất hồi kí, đầy những vang động của xã hội đương thời. Đây là một bước chuyển, một cuộc phiêu lưu mới của ông: tái hiện một hình mẫu văn chương mà ở đó chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã .
đang nạp các trang xem trước