TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước
Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư liệu, luận án hệ thống hóa các văn bản, các nhóm truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại. . | ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---- ---- LÊ THỊ DIỆU HÀ TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC Chuyên ngành: Mã số: VĂN HỌC VIỆT NAM 62 22 34 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: . Bùi Mạnh Nhị Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh Vào hồi , giờ , ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - Thư viện Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh - Thư viện Trường ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc. Tuy mới chỉ được khai phá hơn ba thế kỷ, chưa có bề dầy thời gian như các vùng đất trung du Bắc Bộ hay vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, nhưng với đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử., Nam Bộ có truyền thống lịch sử, văn hóa riêng trên nền thống nhất của lịch sử, văn hóa dân tộc. Những cái tên như Gia Định, Đồng Nai, Rạch Gầm, Xoài Mút, Nhật Tảo, “Hào khí Đồng Nai”, “Nam Kỳ lục tỉnh”, . đâu chỉ là địa danh, tên gọi bình thường, đó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của cha ông ta trong hành trình “mang gươm đi mở cõi”, tiến về phương Nam khai khẩn, mở đất và giữ đất, viết tiếp những trang sử rạng ngời của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” (chữ dùng của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Theo đó, trên tiến trình lịch sử Nam Bộ từ buổi đầu hình thành đến cuối thế kỷ XIX đã nổi lên tên tuổi các nhân vật là những người có những đóng góp lớn lao đối với cộng đồng xã hội. Để lưu danh họ, bên cạnh những bộ sử biên niên, còn có một dòng chảy lịch sử khác của nhận thức và tình cảm nhân dân, đó là những truyện kể dân gian được sáng tác và lưu truyền qua bao thế hệ. Đây là hiện tượng .
đang nạp các trang xem trước