TAILIEUCHUNG - Thành phần hóa học của tinh dầu nón loài sa mu dầu (cunninghamia konishii hayata) ở Kỳ Sơn, Nghệ An
Trên thế giới và ở Việt Nam, đến nay chúng tôi chưa thấy công bố nào về thành phần tinh dầu nón cái của Cunninghamia konishii Hayata. Trong bài báo này, bước đầu chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu thành phần tinh dầu từ nón cái loài Sa mu dầu (Cuninghamia konishii Hayata) ở xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU NÓN LOÀI SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayata) Ở KỲ SƠN, NGHỆ AN NGUYỄN THỊ THANH NGA, NGUYỄN ANH DŨNG, NGUYỄN VĂN HIẾU Trường Đại học Vinh TRẦN HUY THÁI Viện Sinh thái và Tài ngu ên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Cunninghamia konishii Hayata là một trong hai loài của chi Cunninghamia có ở phía Đông Nam châu Á, phân bố ở Đài Loan,Trung Quốc (Phúc Kiến), Lào. Ở Việt Nam C. konisshii phân bố ở Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa và nhất là Nghệ An, trên các dãy núi biên giới với Lào, ở độ cao 960-2000m [7]. C. konishii là nguồn gen quý hiếm và độc đáo của Việt Nam [2]. Hiện nay, trên thế giới thành phần hóa học tinh dầu từ các bộ phận của loài này đã được nghiên cứu. Thành phần chính từ tinh dầu lá theo Yu-Chang Su và cộng sự gồm α-pinene (36,4%), α-thujene (11,4%), α-eudesmol (8,1%), elemol (5,8%), β-elemene (3,5%), γ-eudesmol (2,8%) and γ-himachalene (2,7%) [9]. Thành phần chính từ gỗ lõi đã được xác định là cedrol (58,3%), α-cedrene (11,8%), α-terpineol (4,2%) và β-cedrene (3,5%) [4]. Theo nghiên cứu gần đây, một số thành phần của tinh dầu từ gỗ và lá của C. konisshii có khả năng kháng nấm mạnh và kiểm soát được mối thân thiện với môi trường [5]. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thành phần tinh dầu từ loài Sa mu dầu còn ít [6,10,11]. Đỗ Ngọc Đài, Nguyễn Quang Hưng cho thấy thành phần chính tinh dầu từ gỗ Sa mu dầu ở Tây Côn Lĩnh, Hà Giang là α-terpineol (36,6%), α-cedrol (29,8%), cis-α-dehydro terpineol (5,6%), borneol (4,6%), camphor (4,4%) and α-cedren (3,4%) [6]. Trên thế giới và ở Việt Nam, đến nay chúng tôi chưa thấy công bố nào về thành phần tinh dầu nón cái của Cunninghamia konishii Hayata. Trong bài báo này, bước đầu chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu thành phần tinh dầu từ nón cái loài Sa mu dầu (Cuninghamia konishii Hayata) ở xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu Nón Sa mu dầu .
đang nạp các trang xem trước