TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu tính đa dạng và tri thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
Đề tài“Nghiên cứu tính đa dạng và tri thức bản địa trong việc sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình” đã được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu, điều tra xác định thành phần loài cây thuốc làm cơ sở cho chiến lược bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu tại chỗ, từ đó phát huy tiềm năng và thế mạnh của khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG VIỆC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH LÊ THUẬN KIÊN Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích lớn nhất Việt Nam với ha, diện tích vùng đệm trên ha, dân số vùng đệm trên người. Đây là khu vực có 3 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Bru-Vân kiều và Chứt. Trong mỗi dân tộc được chia thành nhiều nhóm nhỏ gồm các tộc người Vân kiều, Ma coong, Trì, Khùa, Rục, A rem, Sách, Mày và Mã liềng. Mỗi dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Đó cũng là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thực vật học dân tộc, những tri thức vốn có của người dân địa phương trong việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh để ngày càng làm giàu thêm, góp phần bổ sung vào kho tàng kiến thức chữa bệnh của dân tộc Việt Nam. Việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu dựa vào năng lực sẵn có của cộng đồng địa phương là điều rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển. Cây thuốc càng có ý nghĩa và vai trò to lớn hơn đối với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, các cộng đồng dân cư địa phương ở khu vực nông thôn miền núi. Chúng được sử dụng trực tiếp trong y học cổ truyền để điều trị hầu hết các chứng bệnh từ thông thường cho đến các loại bệnh khác về xương khớp, gan, thận, huyết áp và thần kinh. Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh và làm thực phẩm. Như vậy, người dân địa phương được coi như là người sở hữu trực tiếp những tri thức và tài nguyên đó. Sự mất đi hay sống sót của một loài cây thuốc trong tự nhiên đều phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của người dân. Chính vì vậy mà đề tài“Nghiên cứu tính đa dạng và tri .
đang nạp các trang xem trước