TAILIEUCHUNG - Thành phần hóa học tinh dầu loài bời lời núi đá (Litsea mollis Hemsl.) và bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicifolia (Wall. ex Nees) Hook. f.) ở vườn quốc gia Pù Mát
Bài báo này, chúng tôi cung cấp thêm những dẫn liệu về tinh dầu của Bời lời núi đá (Litsea mollis Hemsl.) và Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicifolia (Wall. ex Nees) Hook. f.) ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam để thấy được tính đa dạng về hóa học. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU LOÀI BỜI LỜI NÖI ĐÁ (Litsea mollis Hemsl.) VÀ BỜI LỜI LÁ NHỤC ĐẬU KHẤU (Litsea myristicifolia (Wall. ex Nees) Hook. f.) Ở VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT NGUYỄN VIẾT HÙNG, NGUYỄN ANH DŨNG, NGUYỄN ĐÌNH SAN Trường Đại học Vinh TRẦN HUY THÁI Viện Sinh thái và Tài ngu ên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ĐỖ NGỌC ĐÀI Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Chi Màng tang (Litsea) có khoảng 400 loài, là cây gỗ hay cây bụi, phân bố ở vùng á nhiệt đới, nhiệt đới châu Á và châu Úc [16]. Việt Nam có 45 loài thuộc chi Litsea [5]. Bời lời núi đá (Litsea mollis Hemsl.) phân bố ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Nghệ An (Pù Mát), Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), còn có ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) [5]. Nhiều loài trong chi Bời lời được sử dụng làm thuốc, cho tinh dầu,.[2], [3], [4], [8]. Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicifolia (Wall. ex Nees) Hook. f.) mới thấy ở Nghệ An (Pù Mát), Đồng Nai và có ở Ấn Độ [5]. Nghiên cứu tinh dầu của chi Màng tang (Litsea) ở Việt Nam hiện có một số công trình đã công bố của Lã Đình Mỡi và cs (2001) [8], Nguyễn Xuân Dũng và cs (2005) [4], Trần Đình Thắng và cs (2005, 2006) [14], [15]. Nguyễn Thị Hiền và cs (2010) [7], Lê Công Sơn và cs (2012, 2013) [9], [10], [11], [12]. Bài báo này, chúng tôi cung cấp thêm những dẫn liệu về tinh dầu của Bời lời núi đá (Litsea mollis Hemsl.) và Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicifolia (Wall. ex Nees) Hook. f.) ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam để thấy được tính đa dạng về hóa học. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lá và quả Bời lời núi đá (Litsea mollis Hemsl.) và lá của Bời lời lá nhục đậu khấu (Litsea myristicifolia (Wall. ex Nees) Hook. f.) được thu hái ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An vào tháng 4 năm 2014 với số hiệu (NVH 321). Tiêu bản của loài này đã được định loại, so với mẫu chuẩn và được lưu ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và lưu trữ ở
đang nạp các trang xem trước