TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt - lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp phân tích cấp bậc saaty
Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt - lở đất khu vực hồ thủy điện sơn la theo phương pháp phân tích cấp bậc saaty. Mời các bạn tham khảo! | 34(3), 223-232 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2012 NGHIÊN CỨU NHẠY CẢM VÀ PHÂN VÙNG NGUY CƠ TRƯỢT - LỞ ĐẤT KHU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤP BẬC SAATY TRẦN ANH TUẤN, NGUYỄN TỨ DẦN E-mail: tuan0906@ Viện Địa chất và Địa Vật lý Biển - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 01 - 3 - 2012 1. Mở đầu Công trình thủy điện Sơn La là công trình cấp đặc biệt quan trọng của Nhà nước. Tuy nhiên, nó lại nằm trong một miền địa chất phức tạp, các hoạt động kiến tạo, địa động lực xảy ra mạnh mẽ, cùng với đó là các quá trình ngoại sinh như trượt - lở, lũ quét, lũ bùn đá, xói mòn, thường xuyên xảy ra. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu trượt - lở đất. Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, các nhà khoa học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu vấn đề trượt - lở đất và cho công bố nhiều công trình nghiên cứu rất có giá trị về lĩnh vực này [4, 5, 9]. Trong đó, nhiều công trình đã sử dụng các tư liệu viễn thám vào việc xác định các điểm trượt - lở đất, các đới phá hủy kiến tạo, hiện trạng lớp phủ thực vật,. là những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình trượt - lở đất, đồng thời áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng hiện đại như: hồi quy logistic (logistic regression); tỷ số tần suất (frequency ratio) hay mạng thần kinh nhân tạo (Artificial Neural Network). với sự trợ giúp của công nghệ GIS đã cho các kết quả rất khả quan. Ở Việt Nam, các nghiên cứu hiện trạng và nguy cơ của các dạng tai biến địa chất nói chung và trượt - lở đất nói riêng [3, 7, 8] cũng đã được đặc biệt quan tâm. Nhiều đề tài, đề án cấp Nhà nước, cấp Bộ đã được triển khai và đạt được những thành tựu đáng kể. Gần đây, nhiều tác giả [1, 2, 7, 9] đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc tính toán, xây dựng các thông tin thành phần và sử dụng các mô hình bản đồ - toán (Mathematic Catorgaphical Modelling) trong việc đánh giá nhạy cảm và phân vùng tai biến trượt - lở đất. Các kết quả nghiên cứu định lượng đã trợ
đang nạp các trang xem trước