TAILIEUCHUNG - Đa dạng thực vật ngoài gỗ ở vườn quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
Nội dung bài viết điều tra tính đa dạng của thực vật ngoài gỗ là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp Ban quản lý của VQG có cơ sở khoa học trong việc đề xuất các chiến lược phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở hiện tại và trong tương lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG THỰC VẬT NGOÀI GỖ Ở VƢỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG ĐẶNG VĂN SƠN Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TRẦN HỢP Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh LÊ HỮU PHÚ, NGUYỄN CHÍ THÀNH Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước NGUYỄN HỒNG QUÂN Vườn Quốc gia Phú Quốc Vườn Quốc gia (VQG) Phú Quốc nằm ở phía đông bắc của bán đảo Phú Quốc, thuộc địa phận 6 xã gồm: Cửa Dương, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Hàm Ninh và Dương Tơ của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; có tọa độ địa lý từ 10012’07” đến 10027’02” vĩ độ Bắc và từ 103050’04” đến 104004’40” kinh độ Đông; phía bắc, phía đông và phía tây giáp với Biển Đông, phía nam và đông nam giáp xã Cửa Dương và Hàm Ninh, với tổng diện tích tự nhiên ha. Các sinh cảnh đặc trưng của Vườn Quốc gia là hệ sinh thái rừng thường xanh cây lá rộng, hệ sinh thái rừng úng phèn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây được xem là nơi bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu cho khu vực Tây Nam Bộ. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (2002) [9], thì VQG Phú Quốc có khoảng loài, 531 chi, 137 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó có rất nhiều loài không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đặc biệt là đối với bộ đội trong thời chiến, cũng như các đồng bào dân tộc sống trên ốc đảo này, chính các loài cây rừng ăn được giúp họ chống lại nạn đói, bệnh tật, đảm bảo sức khỏe ở vùng xa xuôi cách biệt với đất liền này. Điều tra tính đa dạng của thực vật ngoài gỗ là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp Ban quản lý của VQG có cơ sở khoa học trong việc đề xuất các chiến lược phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở hiện tại và trong tương lai. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra, thu thập thông tin từ những tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham .
đang nạp các trang xem trước