TAILIEUCHUNG - e (hemiptera: auchenorrhyncha) ở vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Nội dung bài viết tìm hiểu về thành phần loài loài ve sầu họ Cicadidae (hemiptera: auchenorrhyncha) ở vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 THÀNH PHẦN LOÀI LOÀI VE SẦU HỌ CICADIDAE (HEMIPTERA: AUCHENORRHYNCHA) Ở VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÖC PHẠM THÖY NGA Trường Cao đẳng Hải Dương NGUYỄN THỊ HUYÊN Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quảng Ninh PHẠM HỒNG THÁI Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo thuộc địa phận của các huyện Sơn Dương, Tuyên Quang; Đại Từ, Thái Nguyên và Lập Thạch, Tam Đảo và Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. VQG nằm trong khối núi chạy theo hướng đông bắc-tây nam. Khối núi này bị tách thành hai vùng núi cao ở phía bắc và phía tây bởi những vùng đứt gãy có độ cao thấp hơn. Có một số đỉnh cao hơn m so với mặt biển ở bên trong VQG, đỉnh cao nhất là núi Tam Đảo có độ cao m. Điểm thấp nhất của VQG là khoảng 100 m. VQG Tam Đảo được ghi nhận là một trong những nơi có mức độ đa dạng của các loài côn trùng cao nhất Việt Nam (Anon, 1991). Từ các tài liệu công bố trước đây, đã ghi nhận 18 loài ve sầu ở Tam Đảo. Phạm Hồng Thái (2004) ghi nhận loài Dundubia hainanensis (Distant, 1901) có mặt tại VQG Tam Đảo. Phạm Hồng Thái (2005a) ghi nhận bổ sung 2 loài ve sầu Cryptotympana mandarina Distant, 1891 và Cryptotympana holsti Distant, 1904 tại VQG Tam Đảo. Phạm Hồng Thái và Tạ Huy Thịnh (2005c), ghi nhận 12 loài. Pham & Yang (2009) đã mô tả 1 loài mới cho khoa học và ghi nhận 2 loài ở VQG Tam Đảo. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra danh lục 25 loài ve sầu đã ghi nhận cũng như dựa trên mẫu vật qua một số đợt điều tra, khảo sát thực địa. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật của các loài ve sầu được thu thập tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (khu vực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) bằng phương pháp vợt và bẫy đèn. Mẫu vật nghiên cứu hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Hệ thống phân loại dựa trên hệ thống của Moulds (2005) và Lee (2008). II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, đã ghi nhận có 25 loài ve sầu thuộc 16 giống, 9 tộc, .
đang nạp các trang xem trước