TAILIEUCHUNG - Bổ sung loài Salvia japonica Thunberg cho hệ thực vật Việt Nam
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra khóa định loại của 9 loài thuộc chi Xôn (Salvia) và đặc điểm để nhận dạng loài Xôn nhật (Salvia japonica Thunberg) ở Việt Nam. . | TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 41-44 BỔ SUNG LOÀI SALVIA JAPONICA THUNBERG (HỌ BẠC HÀ - LAMIACEAE) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Đỗ Thị Xuyến*, Vũ Xuân Phương Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *xuyendoiebr@ TÓM TẮT: Ghi nhận loài Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật cho hệ thực vật Việt Nam. Đây là loài có lá phân thùy dạng kép lông chim, trước kia mới chỉ được ghi nhận thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc. Loài này đã tìm thấy ở tỉnh Vĩnh Phúc của Việt Nam. Hiện các mẫu vật hiện đang được lưu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và Phòng tiêu bản thực vật của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (VNMN). Như vậy, cho đến nay chi Salvia L. ở Việt Nam đã ghi nhận được 9 loài. Từ khoá: Lamiaceae, Salvia japonica, Xôn nhật, Vĩnh Phúc, Việt Nam. MỞ ĐẦU Theo H. W Li & Ian C. Hedge, (1994) [6], chi Salvia L. - Xôn (hay còn gọi là Hoa xôn, Cửu thảo) thuộc họ Bạc hà - Lamiaceae là một chi lớn, với khoảng 900 (-1100) loài thường thấy ở các nước vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, theo K. T. Doan (1936) [2] ghi nhận chi này có 2 loài, về sau Vũ Xuân Phương (2005) [8] công bố có 8 loài. Trong quá trình nghiên cứu mẫu vật của chi này và các tài liệu ở Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện được loài Salvia japonica Thunberg - Xôn nhật ở tỉnh Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo). Loài này trước kia chỉ được ghi nhận thấy ở Nhật Bản, Trung Quốc. Như vậy, đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam và chi Salvia L. ở Việt Nam hiện được ghi nhận có 9 loài. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra khóa định loại của 9 loài thuộc chi Xôn (Salvia) và đặc điểm để nhận dạng loài Xôn nhật (Salvia japonica Thunberg) ở Việt Nam. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của chi Salvia L. ở Việt Nam, vật liệu các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Dược liệu (HNPI), Trường đại học Khoa học tự
đang nạp các trang xem trước