TAILIEUCHUNG - Nhân giống lan Đai châu đỏ (Rhynchostylisgigantea L. ) bằng công nghệ nuôi cấy in vitro
Bài viết nghiên cứu tìm ra quy trình nhân lan đai châu hiệu quả từ mảnh cắt lát mỏng tế bào. Đặc điểm quả Lan đai châu đỏ nói riêng và các loài lan khác là hạt không có nội nhũ, vì vậy trong điều kiện tự nhiên, hạt rất khó nảy mầm và phát triển thành cây con. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1 (2017) 48-57 Nhân giống lan Đai châu đỏ (Rhynchostylisgigantea L. ) bằng công nghệ nuôi cấy in vitro Phan Thị Thu Hiền*, Nguyễn Văn Đính Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc Nhận ngày 28 tháng 11 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Đai châu đỏ (Rhynchostylisgigantea L.) là loài lan quý, có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị mất môi trường sống thích hợp và sự khai thác quá mức của con người. Việc nhân giống in vitro là phương pháp hữu hiệu để tăng cường số lượng, giúp bảo tổn nguồn gen. Hạt lan 09 tháng tuổi là mẫu cấy tối ưu được sử dụng là vật liệu khởi đầu cho nuôi cấy in vitro. Hạt nảy mầm trên môi trường MS cho tỷ lệ nảy mầm tạo protocorm đạt 84,62%. SM5 (MS bổ sung mg l/1 BAP và mgl IBA) tăng tỷ lệ tạo phôi soma và số lượng phôi soma/cụm protocorm. Chồi được phát triển sau 08 tuần trên môi trường MS có bổ sung mg/l BAP và 0,5 mg/l Kinetin. Môi trường này khi bổ sung thêm nước dừa 20%, tỷ lệ tái sinh đạt 41,41%, chiều dài chổi đạt 4,33 cm sau 08 tuần nuôi cấy. Chồi đạt chiều dài khoảng 4 cm được chuyển sang môi trường ra rễ MS có bổ sung 1,5 mg/L NAA, cho tỷ lệ ra rễ đạt 50,67%. Cây có bộ rễ hoàn chỉnh được chuyển sang bầu với giá thể nuôi là dớn và xơ dừa tỷ lệ 1:1 trong điều kiện nhà lưới nhiệt độ 25 ± 2oC, tỷ lệ cây con sống sót là 98,41%. Quy trình này hiệu quả với việc nhân nhanh một lượng cây con lớn nhằm bảo tồn nguồn giống in vitro và ex vitro ở giống lan đai châu đỏ (Rhynchostylisgigantea L.). Từ khóa: Rhynchostylisgigantea L., nhân nhanh, in vitro, phôi soma, protocorm, giá thể. 1. Đặt vấn đề dưỡng in vitro [4]. Sau đó, Rotor (1949) và Morel (1960) đi tiên phong trong nuôi cấy in vitro từ phát sinh cơ quan [5, 6]. Từ đó, việc phát triển số lượng lớn cây giống dựa vào nuôi cấy in vitro bắt đầu phát triển và được thương mại hóa ở nhiều nước [7]. Bên cạnh việc sử dụng hạt làm nguyên liệu .
đang nạp các trang xem trước