TAILIEUCHUNG - Đánh giá sự tích lũy và rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích cửa sông Hàn, Thành phố Đà Nẵng
Trong bài viết này, sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích tại cửa sông Hàn, thành phố Đà Nẵng được đánh giá thông qua chỉ số tích lũy địa hóa (Igeo), mức độ ô nhiễm (chỉ số Cd); và mức độ rủi ro sinh thái đánh giá bằng chỉ số rủi ro sinh thái Thành phố Đà Nẵng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 112-119 Đánh giá sự tích lũy và rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích cửa sông Hàn, Thành phố Đà Nẵng Lê Thị Trinh* Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 41A Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 9 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Sự lắng đọng các chất ô nhiễm trong đó có kim loại nặng có thể gây ô nhiễm môi trường nước cũng như hệ sinh thái dưới nước. Trong nghiên cứu này, sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích tại cửa sông Hàn, thành phố Đà Nẵng được đánh giá thông qua chỉ số tích lũy địa hóa (Igeo), mức độ ô nhiễm (chỉ số Cd); và mức độ rủi ro sinh thái đánh giá bằng chỉ số rủi ro sinh thái (RI). Mẫu trầm tích được vô cơ hóa bằng hỗn hợp HNO3: H2O2, As được phân tích trên thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử lò graphit; các kim loại Cd, Cr, Cu, Pb và Zn được phân tích trên thiết bị quang phổ phát xạ nguyên tử plasma. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tất cả các mẫu trầm tích đều phát hiện sự có mặt của các kim loại với hàm lượng trung bình của As, Cd, Cr, Cu, Pb và Zn lần lượt là 9,16; 0,083; 52,50; 45,40; 23,20; 41,10 mg/kg trọng lượng khô. Chỉ số Cd của các kim loại nhỏ hơn 8 cho thấy mức độ ô nhiễm kim loại thấp tại cửa sông Hàn, Đà Nẵng. Đồng thời, kết quả tính toán hệ số rủi ro sinh thái tiềm ẩn của các kim loại chỉ ra rằng mức độ rủi ro của các kim loại tại khu vực nghiên cứu giảm dần theo thứ tự Cu > Pb > As > Cr > Cd > Zn. Từ khoá: Kim loại nặng, trầm tích, tích lũy địa hóa, rủi ro sinh thái, cửa sông Hàn. 1. Mở đầu thức ăn và kết hợp với các chất hữu cơ trong quá trình chuyển hóa thành các chất độc hơn. Trong những thập niên gần đây, có khá nhiều các nghiên cứu đánh giá về quá trình tích tụ các kim loại nặng trong trầm tích khu vực cửa sông, vùng biển gần bờ trong nỗ lực nhằm bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và các động vật đáy [1,2]. Bên cạnh việc xác định hàm lượng
đang nạp các trang xem trước