TAILIEUCHUNG - Đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở huyện Chợ Mới và Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Bài viết trình bày về kết quả điều tra, phân loại, thu thập được 283 loài thực vật trong 138 chi với 87 họ thuộc ba ngành Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín thuộc nhiều dạng sống khác nhau. . | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 43-54 ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở HUYỆN CHỢ MỚI VÀ BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN Hoàng Thị Thúy Hằng1*, Trần Đình Lý2 1 2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn, *thanhbinhsptn@ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. Sử dụng phương pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn từ đó lập các ô dạng bản. Kết quả đã điều tra, phân loại, thu thập được 283 loài thực vật trong 138 chi với 87 họ thuộc ba ngành Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín thuộc nhiều dạng sống khác nhau. Những họ thực vật có nhiều loài nhất bao gồm họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Vang (Caesalpiniaceae). Những loài cây thường xuyên được khai thác và sử dụng phổ biến là sa nhân (Amomum xanthioides), bồ đề (Styrax tonkinensis), xương cá (Canthium dicoccum var. rostratum), xoan đào (Prunus arborea) và vàng tâm (Manglietia fordiana). Có 6 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó, có 5 loài thuộc cấp độ Sẽ nguy cấp (VU) là chò nâu (Dipterocarpus retusus), giổi (Michelia balanse), gội nếp (Aglaia spectabilis), lá khôi (Ardisia silvestris), xương cá (Canthium dicoccum); có 1 loài Nguy cấp (EN) là loài sến mật (Madhuca pasquieri). Từ khóa: Đa dạng thực vật, loài quý hiếm, thực vật bậc cao có mạch, thảm thực vật, Bắc Kạn. MỞ ĐẦU Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh với rừng có độ che phủ khoảng 49%. Phần lớn là rừng đầu nguồn của các hệ thống sông, suối nên có ý nghĩa to lớn về môi trường. Bên cạnh rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng ngày càng tăng. Để làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý bền vững tài nguyên sinh vật rừng, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu đa dạng hệ thực vật tỉnh Bắc Kạn. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Toàn bộ mẫu vật được thu thập
đang nạp các trang xem trước