TAILIEUCHUNG - Mấy vấn đề trong các hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học

Bài viết trình bày một cách khái quát về những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học ở Việt Nam hiện nay trên các phương diện ngôn ngữ học xã hội của Việt ngữ học ở Việt Nam hiện nay trên các phương diện ngôn ngữ xã hội, ngôn ngữ tâm lý, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học nhân chủng. Trong đó bước đầu nêu lên một số vấn đề cần thiết được đẩy mạnh nghiên cứu trong Việt ngữ học hiện nay dưới gốc độ của công tác thông tin khoa học,. bài viết. | Mấy vấn đề trong cỏc hướng nghiờn cứu mới của Việt ngữ học Nguyễn Huy Cẩn (*) Tóm tắt: Bài viết trình bày một cách khái quát về những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học ở Việt Nam hiện nay trên các ph−ơng diện ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm lý, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học nhân chủng. Trong đó, bước đầu nêu lên một số vấn đề cần thiết được đẩy mạnh nghiên cứu trong Việt ngữ học hiện nay dưới góc độ của công tác thông tin khoa học. Từ khóa: Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ học nhân chủng, Việt ngữ học Nh− chúng ta thấy, cùng với sự nhận thức lại đối tượng nghiên cứu, xem xét lại quan điểm phân biệt ngôn ngữ/lời nói của Saussure và sự chuyển hướng từ mục tiêu “miêu tả” đến mục tiêu “giải thích”, ngôn ngữ học hiện đại đã có những bước tiến dài trên chặng đường lịch sử của mình. Chúng tôi cho rằng, đó là một trong những lý do quan trọng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của ngôn ngữ học hiện đại, và điều này được thấy khá rõ vào những thập niên cuối của thế kỷ XX - thời kỳ hậu cấu trúc.(*)ở thời kỳ này, ngôn ngữ học hiện đại đạt được nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu chức năng giao tiếp, tổ chức của thông báo, những ph−ơng diện hoạt động lời nói, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và t− duy, ngôn ngữ và xã hội, ngôn ngữ và dân tộc, (*) TS., Nguyên cán bộ Viện Thông tin KHXH. ngôn ngữ và văn hoá. Sự xuất hiện của hàng loạt bộ môn liên ngành như: ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học xã hội, ngữ dụng học, ngôn ngữ học nhân chủng (nhân học ngôn ngữ). và gần đây ph−ơng diện nghiên cứu ngữ nghĩa được đẩy mạnh, giúp cho ngôn ngữ học tri nhận ra đời và trở thành một trào l−u của ngôn ngữ học hiện đại. Những phát triển đó của ngôn ngữ học hiện đại trên thế giới đã tác động đến Việt ngữ học và thúc đẩy sự hình thành các xu hướng nghiên cứu mới. 1. Những hướng nghiên cứu mới của Việt ngữ học được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XX và đang trên đà phát triển trước hết là do yêu cầu của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.