TAILIEUCHUNG - Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở Huế
Là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Huế, bình phong mang ý nghĩa triết học phương Đông, chống sự không may ở lĩnh vực tâm linh cho gia chủ, chống khí độc/quỷ sứ tác động tới điện thần, cung điện Bình phong còn biểu hiện về vị thế của chủ nhà, đặc biệt là một điểm nhấn nghệ thuật cho cả toàn kiến trúc. | ng Mai Anh: “i n˙t v b˜nh phong ngo i Ÿn. ĐÔI NÉT VỀ BÌNH PHONG NGOẠI ÁN THỜI NGUYỄN Ở HUẾ 44 THS. NG MAI ANH* TÓM TẮT Là một thành phần quan trọng trong kiến trúc Huế, bình phong mang ý nghĩa triết học phương Đông, chống sự không may ở lĩnh vực tâm linh cho gia chủ, chống khí độc/quỷ sứ tác động tới điện thần, cung điện Bình phong còn biểu hiện về vị thế của chủ nhà, đặc biệt là một điểm nhấn nghệ thuật cho cả toàn kiến trúc. Từ khóa: Bình phong, ngoại án, tứ linh ABSTRACT As an important element of Huế architecture, screen (bình phong) keeps its oriental philosophy meanings to prevent from unlucky things in mental world to family, harmful/evil wind to temples Screen is a symbol of the position of house keepers, and is an important art remark to all architectures. Key words: Screen, outer screen, four spiritual animals rong các công trình kiến trúc truyền thống ở Huế, đặc biệt là những công trình kiến trúc cung đình và tôn giáo, bình phong là một trong những bộ phận quan trọng tạo nên vẻ đẹp cho diện mạo công trình; hơn thế, nó còn có vai trò là một vật dụng phong thủy. Bình phong được sử dụng rộng rãi trong đời sống văn hóa Huế. Nó là minh chứng cho khả năng thích ứng và cách ứng xử đặc biệt tế nhị và hiệu quả với thiên nhiên, khí hậu, với cộng đồng xã hội của con người xứ Huế. 1. Chức năng bình phong ngoại án thời Nguyễn ở Huế Người Huế dựng bình phong ngay sau cửa ngõ dẫn vào đền đài, đình, lăng tẩm, dinh thự tư gia Theo thuyết Ngũ hành, phía trước ngôi nhà thuộc hành Hỏa; phía phải thuộc hành Kim, tượng cho chủ nhân; phía trái thuộc hành Mộc, tượng cho thê thiếp, tài lộc, ti bộc (vợ, tiền của, đầy tớ); phía sau thuộc hành Thủy, tượng cho tử tôn (con cháu); còn trung tâm ngôi nhà thì thuộc hành Thổ. Theo nguyên lý Ngũ hành tương sinh (Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ) thì có thổ trạch (đất/nhà) mới có chủ nhân (Kim); chủ nhân sinh ra con cháu (Thủy) và điều T * Đại học Mỹ thuật công nghiệp khiển thê thiếp,
đang nạp các trang xem trước