TAILIEUCHUNG - Kỹ năng đọc sách, một phương diện quan trọng của văn hóa đọc trong nhà trường đại học
Đọc sách là hoạt động cốt lõi để bồi đắp tri thức, nhân cách của con người. Trong môi trường đại học, đọc sách góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng. Từ góc nhìn khoa học, đọc sách không chỉ để lấy thông tin, sự hiểu biết chung cho mỗi cá nhân mà quan trọng hơn, còn nhằm học tập ở các thế hệ đi trước hệ thống phương pháp khoa học để phát triển học thuật, chuyên môn. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về kỹ năng đọc sách, tài liệu trong môi trường đại học, trong đó tập trung nhấn mạnh kỹ năng đọc để phát triển tư duy phương pháp luận, đóng góp một góc nhìn mới. | TRAO ĐỔI KỸ NĂNG ĐỌC SÁCH, MỘT PHƯƠNG DIỆN QUAN TRỌNG CỦA VĂN HÓA ĐỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN ĐÌNH LÂM Tóm tắt Đọc sách là hoạt động cốt lõi để bồi đắp tri thức, nhân cách của con người. Trong môi trường đại học, đọc sách góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung, chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng. Từ góc nhìn khoa học, đọc sách không chỉ để lấy thông tin, sự hiểu biết chung cho mỗi cá nhân mà quan trọng hơn, còn nhằm học tập ở các thế hệ đi trước hệ thống phương pháp khoa học để phát triển học thuật, chuyên môn. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân về kỹ năng đọc sách, tài liệu trong môi trường đại học, trong đó tập trung nhấn mạnh kỹ năng đọc để phát triển tư duy phương pháp luận, đóng góp một góc nhìn mới. Từ khóa: Đọc sách, văn hóa đọc, kỹ năng đọc, đọc lướt, đọc nghiên cứu Abstract Reading book is a core activity for enhancing human knowledge and personality. In the university environment, reading book contributes to the quality of human resources in general, the quality of education in particular. From a scientific aspect, reading book is not only for information, but for the general understanding of the individual, but more importantly, is to get knowledge about the scientific method for academic and specialized development from the previous generations. This article will share some personal experiences on reading skills in the university environment, in which focusing on emphasizing the reading skills for the development of methodological thinking, contributing a new perspective. Keywords: Reading book, reading culture, reading skills, skimming, research reading 1. Văn hóa đọc K ho tàng tri thức của nhân loại được hình thành từ cá nhân, cộng đồng và không ngừng được bồi đắp, lưu truyền trong xã hội từ đời này qua đời khác đồng và của toàn xã hội. Việc đọc sách khi đạt đến một chuẩn mực nhất định và chuẩn mực ấy được lan tỏa, phát triển, trở thành phổ biến trong cộng đồng thì khi ấy người ta gọi là “Văn hóa
đang nạp các trang xem trước