TAILIEUCHUNG - Một số kết quả nghiên cứu chi trứng cua (debregeasia gaudich.) trong họ Gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, các mẫu vật được lưu trữ trong các phòng tiêu bản và kết quả khảo sát một số vùng trong nước, cũng ghi nhận chi Debregeasia ở Việt Nam có 3 loài. Bài báo này đề cập đến đặc điểm chung của chi Debregeasia, lập khoá định loại các loài, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của từng loài trong chi Debregeasia ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHI TRỨNG CUA (Debregeasia Gaudich.) TRONG HỌ GAI (URTICACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM DƢƠNG THỊ HOÀN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chi Trứng cua (Debregeasia) đƣợc Gaudich. mô tả lần đầu tiên vào năm 1844 trong công trình “Voyage autour de Monde éxécuté pendant les Années 1836 et 1837 sur la Corvette la Bonite. Botanique Atlas”. Theo hệ thống của V. H. Heywood (1993), I. Friis (1993), W. T. Wang & C. J. Chen (1995), Takhtajan (1996) thì chi Debregeasia thuộc tông Boehmerieae. Trên thế giới chi này có khoảng 5 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [8]. Ở Việt Nam trong công trình của Gagnepain, 1929 “Flore Générale de L’ Indo-Chine” có đề cập đến chi Debregeasia nhƣng không mô tả chi tiết về các loài trong chi này. Trong “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) đã mô tả sơ lƣợc 3 loài. Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, các mẫu vật đƣợc lƣu trữ trong các phòng tiêu bản và kết quả khảo sát một số vùng trong nƣớc, chúng tôi cũng ghi nhận chi Debregeasia ở Việt Nam có 3 loài. Bài báo này đề cập đến đặc điểm chung của chi Debregeasia, lập khoá định loại các loài, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của từng loài trong chi Debregeasia ở Việt Nam. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các loài trong tự nhiên (mẫu tƣơi sống), các tiêu bản khô của các loài trong chi Debregeasia ở Việt Nam đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và các trƣờng đại học nhƣ Bộ môn thực vật, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU); Đại học Dƣợc Hà Nội (HNPI); Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Phòng tiêu bản Viện Dƣợc liệu, Bộ Y tế (HNPM); Phòng Thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (VNM),. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Dùng phƣơng pháp so sánh hình thái, là phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, tuy đơn giản nhƣng vẫn bảo đảm độ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.