TAILIEUCHUNG - Dẫn liệu về thành phần loài cá sông Bằng Giang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam
Bài viết này dẫn ra các dẫn liệu về thành phần loài cá ở sông Bằng Giang dựa trên các nghiên cứu được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ SÔNG BẰNG GIANG, TỈNH CAO BẰNG, VIỆT NAM NGUYỄN VĂN GIANG Viện Nghiên cứu Hải sản NGUYỄN HỮU DỰC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội NGUYỄN KIÊM SƠN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sông Bằng (Bằng Giang) bắt nguồn từ Na Vài ở độ cao khoảng 600 m, chảy theo hƣớng tây bắc-đông nam, qua thành phố Cao Bằng nhận thêm 2 phụ lƣu nữa là sông Hiến và sông Trà lĩnh, đến cửa khẩu Tà Lùng (huyện Phục Hòa) hợp với sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng (bắt nguồn từ Trung Quốc) chảy qua huyện Trùng Khánh rồi sang Trung Quốc. Đây là hệ thống sông lớn ở vùng Đông Bắc nƣớc ta với chiều dài 108 km, diện tích lƣu vực 4560 km2. Sông Bằng Giang nằm trong khu vực núi đá vôi có địa hình phức tạp, nơi đây có độ đa dạng sinh học nói chung, đa dạng sinh học thủy sinh (trong đó có cá) nói riêng rất cao và độc đáo. Tuy nhiên những điều tra, nghiên cứu về cá ở sông Bằng còn chƣa nhiều. Bài viết này dẫn ra các dẫn liệu về thành phần loài cá ở sông Bằng Giang dựa trên các nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014. I. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các đợt thu mẫu đƣợc tiến hành từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2014 tại các điểm thuộc lƣu vực sông Bằng Giang: Đàm Thủy (huyện Trùng Khánh), Tà Lùng (huyện Phục Hòa), TT Nƣớc Hai (Hòa An), xã Xuân Hòa (huyện Hà Quảng), TP Cao Bằng, xã Minh Thành (huyện Nguyên Bình), xã Thông Hè (huyện Quảng Uyên) tỉnh Cao Bằng. Có 620 mẫu cá đƣợc thu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu bằng cách theo ngƣ dân đánh bắt bằng chài, lƣới, câu, đăng. Ngoài ra một số mẫu đƣợc thu mua lại từ ngƣ dân và ở các chợ tại địa điểm nghiên cứu, mẫu cá thu đƣợc đƣợc bảo quản trong formalin10%. Nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa vào các tài liệu phân loại cá nƣớc ngọt trong nƣớc của Mai Đình Yên, (1978) [5], Nguyễn Văn Hảo, (tập I 2001; tập II, III 2005) [2, 3, 4], Kottelat (2001 a) [7]. Đặc biệt là tài liệu của các tỉnh thuộc Trung
đang nạp các trang xem trước