TAILIEUCHUNG - Ebook Con đường cứu nước Hồ Chí Minh: Phần 2 - NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Phần 2 ebook trình bày nội dung của chương 3: Con đường cứu nước Hồ Chí Minh. Và đây là một tập sách rất có giá trị trong việc tham khảo, nghiên cứu, học tập, giảng dạy, nhất là ở bậc đại học và sau đại học của các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Công trình cũng thể hiện sự cố gắng của tác giả trong việc gắn chặt công tác nghiên cứu khoa học với giảng dạy trong môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. | Con đường cứu nước HỒ CHÍ MINH 103 Chương III Con đường cứu nước Hồ Chí Minh 1. Khái quát tình hình Việt Nam trong những năm 20 - thế kỉ XX Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), mặc dù là nước thắng trận nhưng ngay từ đầu cuộc chiến, năm 1940, đến khi kết thúc chiến tranh, nước Pháp luôn bị Đức chiếm đóng nên phải gánh những hậu quả nặng nề. Chiến tranh đã tàn phá hầu như toàn bộ nước Pháp. Hàng loạt ngành sản xuất, thương mại bị đình trệ, phá sản. Pháp trở thành một con nợ lớn, nhất là đối với Mĩ. Số nợ quốc gia vào năm 1920 lên đến 300 tỉ frăng. Pháp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. 104 ts. Phạm Ngọc trâm Trước tình hình đó, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế, chính quyền Pháp phải tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa ở Việt Nam - Đông Dương và các thuộc địa khác. Từ năm 1920, chúng đầu tư ồ ạt vào các ngành kinh tế trọng yếu, nhanh chóng thu lợi nhuận ở Việt Nam. Riêng năm 1920, khối lượng vốn đầu tư vào Việt Nam của tư bản Pháp đã đạt đến con số 255 triệu frăng. Từ năm 1888 đến 1918 (30 năm) Pháp đầu tư vào Đông Dương - chủ yếu là Việt Nam - khoảng 1 tỉ frăng, thì chỉ tính riêng 6 năm từ 1924 đến 1929 khối lượng đó đã lên đến triệu frăng1. Riêng trên lĩnh vực nông nghiệp, năm 1924 đầu tư 52 triệu frăng, năm 1927 lên đến 400 triệu frăng, chủ yếu tập trung vào việc khai thác lập đồn điền. Năm 1927 - 1928, số vốn Pháp đầu tư vào đồn điền cao su là 600 triệu frăng. Tư bản Pháp tăng cường đầu tư vốn, mở rộng sản xuất cho các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên: than, thiếc, kẽm, sắt, chì, vonfram, phốtphát, muối. để xuất khẩu. Chúng mở rộng mạng lưới giao thông, xây dựng những tuyến đường chiến lược phục vụ cho .
đang nạp các trang xem trước