TAILIEUCHUNG - Cảm hứng phê phán trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên
Bài viết "Cảm hứng phê phán trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên" đề cập tới sự nhìn nhận phê phán chính mình, phê phán các vấn đề chung của xã hội, những mặt bất cập của thời kỳ đổi mới và những bất cập trong văn chương được thể hiện trong tác phẩm Di cảo thơ của Chế Lan Viên. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | CẢM HỨNG PHÊ PHÁN TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN NGUYỄN DIỆU LINH (*) Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhất là khi cả nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc, nhà thơ Chế Lan Viên (23/10/1920 - 19/6/1989) có viết nhiều bài thơ mang cảm hứng phê phán rõ nét. 1. Trước hết là sự nhìn nhận và phê phán về chính mình. Điều này không dễ mấy ai dám nhìn thẳng vào những khiếm khuyết của mình mà rút ra bài học cần thiết. Chẳng hạn, tu chỉnh về ý nghĩ để hành động cho đúng hướng, có ích cho cuộc sống và cho chính bản thân mình. Thực ra, không phải đến thời điểm này Chế Lan Viên mới có ý thức về vấn đề đó. Trước đây, thời chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới, Chế Lan Viên từng dũng cảm đưa con người cá nhân của mình ra để mổ xẻ, để thấy rõ cái đớn hèn, bé nhỏ của mình và rộng ra là một lớp người thuộc thế hệ mình để mà đau xót và hối hận. Phê phán mình xa rời cuộc đấu tranh của quần chúng Chế Lan Viên từng viết: “Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy / Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng!” (Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi) (1). Để nêu bật sự hy sinh lớn lao của lãnh tụ, Chế Lan Viên đã chua xót nói về thế hệ mình: “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp / Giấc mơ con đè nát cuộc đời con / Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp / Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” (Người đi tìm hình của Nước) (2). Trong các bài nghĩ về thơ và nghề thơ, Chế Lan Viên đã có những câu mang cảm hứng phê phán về bản thân mình. Cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình bao giờ vế đầu cũng đáng trân trọng. Đến Di cảo thơ, ý thức tự phê bình và phê bình càng được đẩy lên cao. Hoàn cảnh đất nước lúc này đã thống nhất, không còn phải e dè những “khu vực cấm” nữa. Song song với đó, ý thức dân chủ trong xã hội và trong văn học được đề cao, con người có thể sống trung thực với mình, nói những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về đời sống xã hội và về con người. Chính vì vậy, cảm hứng phê phán trong thơ Chế Lan Viên ở tầm cao hơn, sâu sắc hơn giai đoạn trước. Nhìn nhận lại bản thân
đang nạp các trang xem trước