TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững
Luận án "Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững" thực hiện nghiên cứu với các mục đích nhằm hệ thống hóa và cụ thể hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững nói chung và ở tỉnh Cà Mau nói riêng; từ đó, cho thấy vai trò hết sức to lớn và quan trọng của nông nghiệp trong việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo môi trường. . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN n«ng nghiÖp tØnh cµ mau ph¸t triÓn theo híng bÒn v÷ng Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quốc Trung Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Là một quốc gia nông nghiệp, sau 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình không chỉ đáp ứng yêu cầu trong nước mà còn đóng góp quan trọng đối với xuất khẩu. Tuy nhiên, trước bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Là tỉnh thuộc trục tam giác kinh tế trọng điểm của Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi và có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Cà Mau được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, thủy sản lớn so với những tỉnh khác của cả cũng chính những thuận lợi này lại đang đặt nông nghiệp Cà Mau trước những thách thức không nhỏ đó là tình trạng phát triển nóng ở một số mô hình nông, lâm, thủy sản nên gây ra nhiều hệ lụy như: bất ổn trong thực hiện quy hoạch phát triển và đầu tư, dẫn đến nông nghiệp Cà Mau phải đối diện với tình trạng phát triển trong điều kiện quy hoạch thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng yếu (đặc biệt là điện, mạng lưới kênh dẫn và thoát nước) và các điều kiện về vốn, con giống, thức ăn chưa được đảm bảo. Từ những thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nông .
đang nạp các trang xem trước