TAILIEUCHUNG - Đặc điểm phân hóa mưa lớn vùng ven biển Trung Bộ từ thanh hóa đến Khánh Hòa trên cơ sở phân tích hình thái địa hình
Bài báo này tập trung phân tích sự khác biệt của đặc điểm HTĐH, sự chuyển hướng đường bờ (so với hướng xâm nhập của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc - một trong những tác nhân chính hình thành nên chế độ mưa “thu đông” đặc thù của lãnh thổ), sự hiện diện của các đèo Ngang, Hải Vân và đèo Cả - xem đó như những tác nhân quan trọng dẫn tới sự phân hóa các đợt mưa lớn (liên quan đến hoạt động của các HTTT KKL) ở dải ven biển từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, đặc biệt là sự phân hóa về mưa lớn giữa các khu vực trước và sau các đèo. | 35(4), 301-309 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013 ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA MƯA LỚN VÙNG VEN BIỂN TRUNG BỘ TỪ THANH HÓA ĐẾN KHÁNH HÒA TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH HÌNH THÁI ĐỊA HÌNH NGUYỄN KHANH VÂN, TỐNG PHÚC TUẤN, VƯƠNG VĂN VŨ, NGUYỄN MẠNH HÀ E-mail: ngkhvan@ Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 10 - 9 - 2013 1. Mở đầu Những năm gần đây dải ven biển Trung Bộ Việt Nam liên tục phải hứng chịu rất nhiều thiên tai do thời tiết khí hậu bất lợi, trong đó có thiên tai do mưa lớn. Mưa lớn sinh lũ lụt, lũ ống, lũ quét làm sạt lở đường sá, bờ sông, gây ngập lụt nhà cửa, ruộng, vườn, hoa màu của người dân, hủy hoại các công trình công cộng, làm biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường sống, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của cả một khu vực rộng lớn. Nghiên cứu điều kiện hoàn lưu khí quyển và các tác nhân gây mưa lớn ở vùng ven biển Miền Trung đã được đề cập đến trong một số bài báo [2, 4-6]. Hình thế thời tiết (HTTT) gây mưa lớn ở đây là bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), hội tụ nhiệt đới (HTNĐ), hội tụ kinh hướng (HTKH), không khí lạnh (KKL), và hoạt động đồng thời hoặc gối tiếp nhau của tổ hợp hai hoặc ba HTTT đó. Tuy nhiên, nghiên cứu sự cộng hưởng của hình thái địa hình (HTĐH) khu vực với những tác nhân gây mưa nêu trên cho đến nay chỉ mới được đề cập đến trên những khu vực cụ thể (bắc đèo Ngang và nam đèo Ngang) [9]. Dọc theo bờ biển Miền Trung, với chế độ mưa “thu đông”, xuất hiện liên tục những đợt mưa lớn, rất lớn và vai trò của địa thế dải Trường Sơn (ở phía tây), sự chuyển hướng đường bờ biển (ở phía đông), cũng như vị thế khá đặc biệt của các nhánh núi chạy ra sát biển (đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả, ) cho đến nay vẫn còn là vấn đề rất lý thú cần được nghiên cứu tiếp. Bài báo này tập trung phân tích sự khác biệt của đặc điểm HTĐH, sự chuyển hướng đường bờ (so với hướng xâm nhập của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc - một trong những tác nhân chính hình thành nên chế độ mưa “thu đông” đặc thù của lãnh thổ), sự hiện .
đang nạp các trang xem trước