TAILIEUCHUNG - Chính sách độc quyền ngoại thương của thực dân Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa
Nhằm mục đích độc chiếm thị trường Việt Nam và toàn xứ Đông Dương, bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau, thực dân Pháp thực thi chính sách độc quyền ngoại thương xuyên suốt thời thuộc địa và trên nhiều phương diện (điều hành quản lý, thị trường, bạn hàng, hàng hóa.). | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ CHÍNH SÁCH ĐỘC QUYỀN NGOẠI THƢƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA Nguyễn Thị Định1 TÓM TẮT Nhằm mục đích độc chiếm thị trường Việt Nam và toàn xứ Đông Dương, bằng nhiều biện pháp, cách thức khác nhau, thực dân Pháp thực thi chính sách độc quyền ngoại thương xuyên suốt thời thuộc địa và trên nhiều phương diện (điều hành quản lý, thị trường, bạn hàng, hàng hóa.). Tuy phát triển khá mạnh, nhưng dưới tác động của chính sách này, ngoại thương Việt Nam mang đậm tính lệ thuộc; Việt Nam đơn thuần là thị trường tiêu thụ và cung cấp hàng hóa; người Pháp vừa là đối tác, vừa là nhà đầu tư, vừa là chủ nhân chính của hoạt động giao thương giữa Việt Nam với nước ngoài. Từ khóa: Độc quyền ngoại thương, thực dân Pháp, thời thuộc địa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời thuộc địa (1858 - 1945), ngoại thương Việt Nam chuyển biến khá mạnh mẽ; Việt Nam thoát khỏi tình trạng cô lập, bước đầu tham gia vào quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán Đông - Tây. Tuy nhiên, ngoại thương Việt Nam đương thời cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế. Chính sách độc quyền ngoại thương của thực dân Pháp ảnh hưởng lớn đến thực trạng ngoại thương Việt Nam thời kỳ này. 2. NỘI DUNG . Quá trình thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương của thực dân Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngay khi chưa bình định xong vùng ven Sài Gòn, thực dân Pháp đã cho khai thác lúa gạo và mở cảng đón tàu ngoại quốc ra vào buôn bán. Ngày 22 tháng 2 năm 1860, sông Sài Gòn từ Cape Saint Jacques (Bà Rịa Vũng Tàu) cho đến thành phố Sài Gòn được mở cửa cho tàu buôn của tất cả các quốc gia hòa bình với Pháp. Buổi đầu để thu hút tàu ngoại quốc lui tới, thực dân Pháp thực hiện chính sách thuế ưu đãi, chỉ thu một khoản cố định là 2 francs/toneau, bao gồm thuế hải đăng, thuế phù tiêu, thuế bến, thuế cảnh sát cảng, thuế bỏ neo [3; ]. Cho đến trước năm 1887, chỉ có một nghị định cấp kỳ ngày 26/12/1882 ấn định mức thuế nhập khẩu là 10% đối
đang nạp các trang xem trước