TAILIEUCHUNG - Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận

Bài viết này góp phần tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự do ngôn luận, đồng thời nghiên cứu quá trình nội luật hóa các quy định pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn đảm bảo, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các thiết chế nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015) 51-59 Việt Nam với việc nội luật hóa quy định của pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận Chu Thị Thúy Hằng* Viện Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 135 Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Nhận ngày 26 tháng 6 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 7 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận là một quyền con người quan trọng. Việt Nam là thành viên của Công ước này từ năm 1982. Việc nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia được Việt Nam thực hiện theo những lộ trình nhất định. Quá trình đó thể hiện đòi hỏi nội tại về phát triển tự do của con người Việt Nam và thể hiện cam kết của nước ta khi gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người. Bài viết này góp phần tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tự do ngôn luận, đồng thời nghiên cứu quá trình nội luật hóa các quy định pháp luật quốc tế về quyền tự do ngôn luận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thực tiễn đảm bảo, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các thiết chế nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Từ khóa: Quyền con người, Tự do ngôn luận, Quyền tự do ngôn luận, Nội luật hóa. 1. Đặt vấn đề∗ bất cứ sự can thiệp, chối bỏ hay tước đi một cách tùy tiện và trái luật. Tự do ngôn luận là một quyền con người cơ bản. Quyền tự do ngôn luận là một trong bốn quyền chính trị cơ bản luôn được đặc biệt coi trọng, đó là: tự do ngôn luận (freedom of speech), tự do biểu đạt (freedom of expression), tự do thông tin (freedom of information) và tự do lập hội và hội họp hòa bình (right to freedom of association and peaceful assembly). Tự do ngôn luận chính là quyền của mỗi cá nhân được biểu đạt, thể hiện và trình bày những ý tưởng, quan điểm và chính kiến của mình mà không có Khái niệm tự do ngôn luận có thể được tìm thấy trong các văn kiện chính trị-pháp lý quốc tế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.