TAILIEUCHUNG - Đánh giá dịch vụ văn hóa trên cơ sở tiếp cận địa mạo học - Nghiên cứu trường hợp tại khu vực Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Trong những năm gần đây, công tác định lượng các loại dịch vụ hệ sinh thái ngày càng được biết đến như một công cụ đắc lực trong việc trao đổi, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách, đặc biệt là cho dịch vụ văn hóa. Tuy nhiên, việc định lượng và biên tập bản đồ dịch vụ văn hóa đến nay vẫn gặp nhiều trở ngại bởi tính phức tạp ngay trong định nghĩa và các tiêu chí đánh giá. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 4 (2017) 92-102 Đánh giá dịch vụ văn hóa trên cơ sở tiếp cận địa mạo học - Nghiên cứu trường hợp tại khu vực Sa Pa, tỉnh Lào Cai Đặng Kinh Bắc1,2,*, Đặng Văn Bào1, Benjamin Burkhard3,4, Felix Müller2, Giang Tuấn Linh1 1 Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên, Bộ môn Quản lý Hệ sinh thái, Đại học Christian Albrechts Kiel, Olshausenstr. 40, 24098 Kiel, Germany 3 Viện Địa lý Tự nhiên và Sinh thái Cảnh quan, Đại học Leibniz Hannover, Schneiderberg 50, 30167 Hannover, Germany 4 Trung tâm nghiên cứu Cảnh quan Nông nghiệp ZALF, Eberswalder Straße 84, 15374 Müncheberg, Germany Nhận ngày 11 tháng 10 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Trong những năm gần đây, công tác định lượng các loại dịch vụ hệ sinh thái ngày càng được biết đến như một công cụ đắc lực trong việc trao đổi, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính sách, đặc biệt là cho dịch vụ văn hoá. Tuy nhiên, việc định lượng và biên tập bản đồ dịch vụ văn hoá đến nay vẫn gặp nhiều trở ngại bởi tính phức tạp ngay trong định nghĩa và các tiêu chí đánh giá. Điều này phần nào được giải quyết bằng hướng tiếp cận địa mạo học. Các điểm giống nhau về tiêu chí đánh giá giữa tài nguyên địa mạo và dịch vụ văn hoá là chìa khoá giúp các nhà khoa học định lượng được giá trị du lịch, thẩm mỹ và văn hoá của một vùng cụ thể. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để đánh giá dịch vụ văn hoá tại khu vực miền núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sáu chỉ tiêu về địa mạo, hệ sinh thái và nhân văn đã được đưa vào mô hình tính toán. Kết quả cho thấy khu vực Sa Pa có tiềm năng cao trong việc cung cấp dịch vụ văn hoá, đặc biệt tại các hệ sinh thái rừng, mặt nước và ruộng lúa. Nghiên cứu cũng chỉ ra hai khu vực chưa phát huy được tiềm năng sẵn có về địa mạo, cần tăng cường chất lượng dịch vụ văn hóa. Từ khóa: Tài nguyên
đang nạp các trang xem trước