TAILIEUCHUNG - Đặc điểm bệnh hen phế quản ở giáo viên điều trị tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 1/6/2008 đến 31/12/2009
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát các đặc điểm về tiền căn, lâm sàng liên quan bệnh hen phế quản và hô hấp ký trước và sau điều trị ở những bệnh nhân hen phế quản là giáo viên tại phòng khám hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 ĐẶC ĐIỂM BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở GIÁO VIÊN ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TỪ 1/6/2008 ĐẾN 31/12/2009 Phạm Thị Thanh Giang*, Trần Thiên Tài*, Lê Thị Tuyết Lan** TÓM TẮT Giới thiệu: Trong quá trình công nghiệp hóa, các yếu tố độc hại xuất hiện ngày càng nhiều trong môi trường lao động. Vì vậy, hen nghề nghiệp ngày càng gặp nhiều hơn. Hen nghề nghiệp hiện chiếm khoảng 15% HPQ ở người lớn. Hen nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và lợi ích lâu dài về mặt kinh tế. Theo số liệu thống kê ở Phòng khám và thăm dò chức năng hô hấp tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM, trong vài năm gần đây, có sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp là giáo viên bị bệnh HPQ đến khám và điều trị. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về tiền căn, lâm sàng liên quan bệnh hen phế quản và hô hấp ký trước và sau điều trị ở những bệnh nhân hen phế quản là giáo viên tại Phòng khám hô hấp, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Hồi cứu – mô tả cắt ngang. Chọn tất cả những bệnh nhân là giáo viên được chẩn đoán hen phế quản và điều trị ngoại trú theo GINA trong khoảng thời gian từ 1/6/2008 đến 31/12/2009, có theo dõi tái khám sau 2-10 tuần và 12 ± 2 tuần. Kết quả: Khảo sát 64 bệnh nhân. Trước nghiên cứu: tỉ lệ nữ/nam: 4/1, thời gian khởi bệnh sau làm nghề: khoảng 13,5 năm; có tiền căn dị ứng: 65,6% (bao gồm viêm mũi dị ứng: 57,5%); tỷ lệ mới mắc sau làm nghề: 84,4%; các yếu tố kích phát thường gặp: lạnh (20,4%), đổi thời tiết (19,6%), gắng sức (8,9%) và bụi (6%). Trong nghiên cứu: có triệu chứng lâm sàng tương ứng hen bậc 4: 66,1%; hô hấp ký bình thường: 51,6%; có hội chứng hạn chế: 25% và tắc nghẽn: 15,6%; có đáp ứng với thuốc giãn phế quản: 56,3%; tỷ lệ bỏ điều trị: 51,6%. Sau điều trị: triệu chứng lâm sàng điển hình hen phế quản và hô hấp ký cải thiện hơn 40%; triệu chứng mũi họng tăng 71% lên 77,4%. Kết luận: Bệnh nhân là giáo viên, chủ yếu đến từ các tỉnh thành ngoài .
đang nạp các trang xem trước